Thứ bảy 10/05/2025 18:29

Chinh phục thị trường Nhật Bản- Bài học từ xuất khẩu lá tía tô xanh

Nhật Bản - thị trường xuất khẩu tiềm năng, song cũng vô cùng khó tính. Các mặt hàng muốn xuất khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng được những yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thậm chí, cao hơn cả các tiêu chuẩn quốc tế thông thường.
Ảnh Internet

Với đòi hỏi cao như vậy, nhiều doanh nghiệp (DN) ngại xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản, tìm đến những thị trường dễ tính hơn. Tuy nhiên, nếu đã thành công ở Nhật Bản, DNhoàn toàn có thể tự tin hướng tới xuất khẩu hàng hóa đến nhiều nước trên thế giới. Và, câu chuyện Công ty Cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm thành công trong việc xuất khẩu lá tía tô xanh sang thị trường Nhật Bản gần đây là một ví dụ điển hình.

Mỗi lá tía tô được DN này xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có giá từ 500 - 700 đồng. Trong khi đó, một ha trồng tía tô mỗi năm có thể cho thu hoạch khoảng 16 - 17 triệu lá, cho doanh thu 2,5 tỷ đồng. Công ty Cổ phần May Hồ Gươm đã xây dựng trang trại tía tô tại tỉnh Bắc Ninh với diện tích 11,3 ha. Qua đó có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận từ việc xuất khẩu lá tía tô xanh là rất lớn.

Song, theo ông Nguyễn Xuân Bằng - Giám đốc dự án trang trại tía tô thuộc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm - để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, việc trồng, chăm sóc cây tía tô phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt như: Khảo sát nguồn nước, làm đất, chọn giống… Đặc biệt, lá đủ tiêu chuẩn phải là lá thứ 7 của cây trở lên và bảo đảm kích cỡ 6-8 cm, không bị rách nát. Các công đoạn đều phải làm thủ công, công nhân làm việc phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ việc mặc đồng phục, đi dép vô trùng cho đến rửa tay bằng nước sát trùng, giữ vệ sinh. Sau khi phân loại, lá tía tô sẽ được đặt trong nhà lạnh 5 tiếng ở nhiệt độ 10OC rồi mới được chuyển đến Nhật Bản qua đường hàng không.

Từ câu chuyện lá tía tô Việt Nam đến được thị trường Nhật Bản có thể thấy, nếu có một kế hoạch bài bản, nghiêm túc và mục tiêu rõ ràng, DN Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng chinh phục được những thị trường khó tính nhất.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Nhật Bản

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O