Chủ nhật 24/11/2024 14:45

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Mục tiêu lớn

Ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với nhiều mục tiêu cụ thể nhằm đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 và đến năm 2045; bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các phân ngành năng lượng phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống hạ tầng năng lượng phát triển đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Theo đó, mục tiêu năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 150 - 170 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 260 - 280 triệu TOE. Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp 15 - 20% năm 2030 và 65 - 70% năm 2045.

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160 - 180 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 400 - 420 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 250 - 280 kgOE/1.000 USD GDP.

Xây dựng hệ thống điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối an toàn với lưới điện khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng. Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc Top 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Các cơ sở lọc dầu đáp ứng tối thiểu 70% nhu cầu xăng dầu cả nước; phấn đấu mức dự trữ xăng dầu đạt 75 - 80 ngày nhập ròng sau năm 2030. Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) khoảng 15 - 20 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 10 - 15 tỷ m3 vào năm 2045.

Tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7 - 10% vào năm 2030 và khoảng 14 - 20% vào năm 2045.

Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15 - 35% vào năm 2030, lên mức 70 - 80% vào năm 2045.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Để phát triển ngành năng lượng Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045, Việt Nam sẽ phát triển 4 phân ngành năng lượng gồm: Phân ngành dầu khí, Phân ngành công nghiệp than, phân ngành điện, Phân ngành năng lượng mới và tái tạo và đẩy mạnh sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn/doanh nghiệp năng lượng thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách; tái cơ cấu và khuyến khích đầu tư; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, khoa học và công nghệ; hợp tác quốc tế.

Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng phù hợp với thẩm quyền theo quy định của Chính phủ; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo; Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách khuyến khích, tăng cường thu hút nguồn lực từ các nhà đầu tư nước ngoài uy tín, kinh nghiệm vào phát triển dầu khí trong nước tại các khu vực nước sâu xa bờ; Chỉ đạo nghiên cứu, chế tạo trong nước thiết bị của các dự án nhà máy nhiệt điện than, thủy điện, điện mặt trời, điện gió,... các thiết bị khai thác và vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và than.

Chủ trì nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thúc đẩy tiến độ cho các dự án năng lượng; Giám sát chặt chẽ tình hình cân đối cung cầu năng lượng, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án năng lượng trọng điểm; Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết (pháp lý, hạ tầng kỹ thuật,...) cho việc phát triển thị trường điện và thị trường khí, than cạnh tranh hiệu quả.

Tổ chức đàm phán ký kết hợp tác, trao đổi năng lượng với các nước láng giềng và tham gia của Việt Nam vào hệ thống năng lượng liên kết giữa các nước trong khu vực.

Các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai đúng tiến độ các dự án trong Quy hoạch năng lượng quốc gia; đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án năng lượng trên địa bàn; tham gia xây dựng, góp ý, hoàn thiện các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng mới và tái tạo; Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án phát triển năng lượng theo quy định; Bố trí quỹ đất các công trình năng lượng được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý đất đai, ưu tiên bố trí đất cho các dự án năng lượng.

Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược, cập nhật và điều chỉnh các quy hoạch liên quan của địa phương để tránh chồng lấn với các quy hoạch phát triển phân ngành năng lượng hiện nay và trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi để huy động tối đa tài nguyên nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển các ngành công nghiệp trong nước.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện và lưới điện đồng bộ theo nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm đầu tư các công trình lưới điện truyền tải theo quy định trong Luật Điện lực và các quy định pháp luật liên quan khác; Tiếp tục nâng cao năng suất lao động, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các khâu phát điện, truyền tải, phân phối và kinh doanh bán điện.

Thực hiện các giải pháp nhằm tiếp tục giảm tổn thất điện năng; áp dụng chương trình tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng; Đẩy mạnh thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức của xã hội, khách hàng sử dụng điện để sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả;

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Phối hợp với liên danh nhà thầu để có các phương án khai thác tối ưu các nguồn khí từ các mỏ khí Lô B, Cá Voi Xanh,... cũng như các dự án cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực khí đã được quy hoạch, bao gồm dự án kho cảng nhập khẩu LNG.

Tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn khí trong nước để cung cấp cho các ngành công nghiệp; Thúc đẩy đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.

Phối hợp với các tổ chức quốc tế có năng lực, công nghệ để triển khai các dự án năng lượng mới/năng lượng sạch, tận dụng tối đa hạ tầng công nghiệp sẵn có.

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc:

Tiếp tục chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển bền vững ngành than; thực hiện tốt vai trò là những đầu mối chủ đạo trong việc cung cấp than sản xuất trong nước cho các ngành kinh tế, đặc biệt là cho sản xuất điện; chủ động và tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp than uy tín trên thế giới có nguồn than ổn định dài hạn để đa dạng hóa nguồn than nhập khẩu.

Khai thác, chế biến, cung ứng than theo định hướng phát triển phân ngành than được duyệt; đảm bảo cung cấp đủ than cho các hộ tiêu thụ theo đúng hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký, đặc biệt là đảm bảo cung cấp đủ than cho sản xuất điện theo các hợp đồng mua bán/cung cấp than dài hạn, trung hạn, ngắn hạn ký với chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than.

Tích cực, chủ động tìm kiếm và phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực, có công nghệ phù hợp nghiên cứu đầu tư lựa chọn công nghệ, lựa chọn phương pháp thăm dò thích hợp để triển khai các đề tài/đề án/dự án khai thác thử nghiệm và tiến tới khai thác công nghiệp hiệu quả Bể than sông Hồng.

Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chế biến than thành các dạng năng lượng sạch, sản phẩm khác (dùng cho luyện kim, khí hóa than để sản xuất các loại sản phẩm khí phù hợp phục vụ các ngành năng lượng và công nghiệp,...) nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ than; đề xuất, tiếp nhận các chương trình/dự án hỗ trợ kỹ thuật để chuyển đổi mô hình kinh doanh bền vững ngành than trong tình hình mới. Xây dựng lộ trình, kế hoạch/chương trình cụ thể nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với từng loại hình, công nghệ khai thác, chế biến than bảo đảm thực hiện các mục tiêu Chiến lược.

Phối hợp với nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài có đủ năng lực để nghiên cứu đầu tư xây dựng các cảng trung chuyển than; Thúc đẩy đầu tư các dự án năng lượng theo nhiệm vụ được giao.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp lĩnh vực năng lượng khác thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền, chức năng được quy định tại điều lệ doanh nghiệp và các quy định của pháp luật tổ chức triển khai cụ thể các nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược này.

Bên cạnh các nhiệm vụ cụ thể, các Tập đoàn/doanh nghiệp năng lượng có nhiệm vụ chung là nghiên cứu các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chiến lược tại Quyết định này và triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng