Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.
Thủ tướng đề nghị Quốc vương Qatar ủng hộ ký kết Hiệp định Bảo đảm an ninh năng lượng hai nước Phát triển điện hạt nhân: lựa chọn tất yếu cho an ninh năng lượng

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang đối mặt với hàng loạt điểm nghẽn, đòi hỏi những giải pháp toàn diện để đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững.

Vượt qua điểm nghẽn để phát triển bền vững

Theo PGS.TS. Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, một trong những thách thức lớn nhất là tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng vượt xa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng hiện tại. Sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu, đặc biệt là than, khiến Việt Nam chịu áp lực lớn trước biến động thị trường toàn cầu. Theo Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2019, từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu năng lượng thuần, với dự báo nhu cầu nhập khẩu nhiên liệu tăng gấp 8 lần vào năm 2050 so với 2019. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí mà còn đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm
An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ảnh minh hoạ: Thế Duy

Ngoài ra, sự phát triển năng lượng tái tạo - vốn được kỳ vọng giảm thiểu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch - vẫn gặp nhiều rào cản. Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án. Việc lựa chọn giữa tiêu chuẩn công nghệ cao và thấp cũng gây ra nhiều tranh cãi, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và dòng tiền của doanh nghiệp.

Hạ tầng năng lượng cũng là một điểm nghẽn quan trọng. Theo ước tính của Trung tâm Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, Việt Nam cần ít nhất 25 tỷ USD mỗi năm trong 20 năm tới để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trong đó ngành năng lượng chiếm gần 45%. Tuy nhiên, sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực này còn hạn chế so với các nước trong khu vực ASEAN.

Bên cạnh đó, các chính sách giá năng lượng chưa phù hợp với cơ chế thị trường, thị trường năng lượng cạnh tranh còn thiếu liên thông giữa các phân ngành, khiến việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả.

Để vượt qua những điểm nghẽn này, cần thúc đẩy đa dạng hóa cơ cấu nguồn cung năng lượng, ưu tiên năng lượng tái tạo, đồng thời hoàn thiện khung pháp lý và chính sách giá để khuyến khích đầu tư tư nhân. Việc tăng cường hợp tác quốc tế và phát triển công nghệ năng lượng sạch cũng là yếu tố quan trọng, đảm bảo nguồn năng lượng bền vững cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Những giải pháp mang tính đột phá

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự chuyển mình mạnh mẽ của Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đã chỉ ra rằng, việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ và mang tính đột phá. Đây không chỉ là nhiệm vụ chiến lược mà còn là yêu cầu cấp bách để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội bền vững.

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm
PGS.TS. Vũ Trọng Lâm - Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Ảnh: Thế Duy

Trước hết, cần đổi mới tư duy và phương pháp quy hoạch năng lượng. Ông Lâm nhấn mạnh, các quy hoạch hiện nay cần gắn trách nhiệm của các bộ quản lý ngành vào tính khả thi, chấm dứt tình trạng lập quy hoạch chỉ để “cấp phép”. Các dự án năng lượng tái tạo cần được quy hoạch có trọng điểm, đầu tư vào công nghệ lưu trữ năng lượng như pin để tăng cường nguồn lực dự trữ. Điều này không chỉ giúp chủ động trong bảo đảm an ninh năng lượng mà còn giảm tình trạng dàn trải, không hiệu quả như hiện nay.

Tiếp theo, cơ cấu lại nền kinh tế là bước đi quan trọng nhằm giảm áp lực tiêu thụ năng lượng. Theo PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, và kinh tế carbon thấp sẽ không chỉ giảm hao phí năng lượng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Đây là định hướng tất yếu để Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Bên cạnh đó, tiết kiệm năng lượng vẫn là giải pháp ưu tiên hàng đầu. Mặc dù Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được Quốc hội thông qua từ năm 2010, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chính đến từ nhận thức hạn chế của cộng đồng và doanh nghiệp. Do đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ về tài chính, công nghệ để giúp doanh nghiệp thay thế dây chuyền công nghệ cũ, kém hiệu quả.

Phát triển năng lượng tái tạo cũng là một yếu tố quan trọng. Việt Nam dù có tiềm năng lớn về điện gió và điện mặt trời nhưng việc triển khai vẫn chưa đạt kỳ vọng. PGS.TS. Vũ Trọng Lâm cho rằng, vai trò của Chính phủ cần được thể hiện rõ hơn trong việc ban hành các chính sách pháp lý và khung khổ tài chính hỗ trợ, chẳng hạn như Luật Năng lượng tái tạo. Đồng thời, cần xây dựng các quỹ đặc biệt để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực này.

Một giải pháp đáng chú ý khác là thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng mới. Việt Nam cần thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, địa nhiệt, sóng biển, hay hydro xanh. Việc này không chỉ giúp nâng cao hiệu suất năng lượng mà còn giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung truyền thống.

Hướng tới hội nhập quốc tế, Việt Nam cần xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, gắn với xu thế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đa dạng hóa hình thức sở hữu và loại bỏ bao cấp, độc quyền sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, tham gia phát triển năng lượng.

Cuối cùng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là chìa khóa để bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đề xuất, Việt Nam nên tận dụng hiệu quả tài nguyên trong nước và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên từ nước ngoài. Việc nhập khẩu các nguồn năng lượng không có lợi thế sản xuất trong nước, như than hay điện năng, cần được tính toán kỹ lưỡng nhằm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu năng lượng, tiến tới mục tiêu xuất lớn hơn nhập.

Với các giải pháp mang tính đột phá, đồng bộ và khả thi, an ninh năng lượng quốc gia sẽ không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp Việt Nam giữ vững nền độc lập, tự chủ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị điện lực, xí nghiệp trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn dịp lễ, Tết.

Tin cùng chuyên mục

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tại Kỳ họp thứ 9, diễn ra vào tháng 6/2025, dự kiến Bộ Công Thương sẽ trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi).
Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo đặc phái viên của Điện Kremlin, Liên bang Nga đang mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đang tham gia vào 10 dự án.
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Ngày 20/12, diễn ra Lễ trao giải “Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng và Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024".
Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí.
Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện với tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Cứ đến tháng 12 hàng năm cùng với các công ty điện lực trên toàn quốc, Công ty Điện lực Cao Bằng lại có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân khách hàng.
Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Chương trình "Thắp sáng làng quê” do Điện lực Bắc Hà triển khai tại các vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là yếu tố quan trọng để có nguồn năng lượng bền vững và góp phần vào mục tiêu xây dựng Đà Nẵng- thành phố môi trường.
Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Chuỗi phân phối LNG toàn cầu và vị thế Việt Nam, tổ chức ngày 18/12/2024 tại Hà Nội.
Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Năm 2024, Vietsovpetro đạt gia tăng trữ lượng trên toàn Lô 09-1 là hơn 2,5 triệu tấn dầu, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất sớm 20 ngày.
Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động