Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Nhiều ý kiến góp ý sâu sát thực tiễn của Đại biểu Quốc hội, chuyên gia với Luật Điện lực (sửa đổi) tại buổi toạ đàm do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức.
Tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) tại Cần Thơ Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) Luật điện lực (sửa đổi): Cần lấp đầy các khoảng trống pháp lý

Ngày 16/10, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức chương trình toạ đàm “Góp ý hoàn thiện Luật Điện lực (sửa đổi) vì mục tiêu phát triển bền vững”. Toạ đàm có các đại diện các đơn vị tham gia xây dựng Luật từ Bộ Công Thương, Đại biểu Quốc hội các tỉnh cùng nhiều chuyên gia từ các lĩnh vực liên quan.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, ông Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và ông Lê Quang Minh – Tổng giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam điều hành buổi toạ đàm.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)
Toàn cảnh buổi toạ đàm - Ảnh: Thế Duy

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu thống nhất về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực lần này để khắc phục các bất cập của Luật Điện lực năm 2004. Đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến bổ sung vào Luật.

Nhiều góp ý đi sâu đi sát từ thực tiễn

Tại Toạ đàm, bà Đặng Bích Ngọc- Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã đề xuất một số nội dung cụ thể cần điều chỉnh trong dự thảo luật, bao gồm khoản 2, Điều 19 về chủ trương đầu tư dự án lưới điện trung và hạ áp. Theo bà, những dự án này thường có diện tích đất chiếm dụng nhỏ và phục vụ trực tiếp nhu cầu sinh hoạt của người dân. Việc áp dụng thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư đối với các dự án này sẽ kéo dài thời gian thực hiện, gây khó khăn cho quá trình triển khai. Vì vậy, bà kiến nghị cần miễn trừ việc thực hiện thủ tục này và thay thế bằng quy trình chấp thuận danh mục đầu tư xây dựng để đảm bảo tiến độ thực hiện nhanh chóng hơn.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)
Bà Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Thế Duy

Ngoài ra, bà Ngọc cũng đề cập đến vấn đề chất lượng điện tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn và đặc biệt là các khu vực khó khăn như miền núi, biên giới và hải đảo. Hiện nay, các hợp tác xã điện ở những khu vực này đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống điện và đảm bảo an toàn. Bà đề xuất cần có chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển điện tại những vùng này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Bên cạnh đó, bà Ngọc nhấn mạnh sự cần thiết của việc luật hóa phát triển các trạm sạc xe điện trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng. Việc này không chỉ hỗ trợ phát triển phương tiện thân thiện với môi trường mà còn là cơ sở pháp lý để quản lý và bảo vệ lợi ích liên quan.

Cuối cùng, bà cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của các đơn vị cung cấp điện trong việc đảm bảo an toàn, cung cấp điện liên tục và có cơ chế bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố điện gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ liên quan đến điện.

Bà Đoàn Thị Hảo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cũng nêu những ý kiến đóng góp quan trọng trong quá trình thảo luận về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Bà Hảo nhấn mạnh sự cần thiết phải rà soát kỹ lưỡng các nội dung của dự án luật để đảm bảo tính phù hợp và thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, tránh gây ra những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Cụ thể, bà Hảo đề nghị xem xét lại quy định tại khoản 1, Điều 3 của dự thảo luật, liên quan đến việc áp dụng pháp luật trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Điện lực và các luật khác về cùng một vấn đề. Bà cho rằng cần xác định rõ nội dung nào sẽ thực hiện theo quy định của Luật Điện lực, nội dung nào theo các luật khác, để đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong việc áp dụng pháp luật.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)
Bà Đoàn Thị Hảo, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên - Ảnh: Thế Duy

Bên cạnh đó, bà Hảo cũng quan tâm đến vấn đề phát triển điện ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Bà lưu ý hiện nay, chất lượng điện ở các khu vực vùng sâu, vùng xa còn thấp, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

"Trong dự thảo luật cần có quy định cụ thể về chính sách ưu tiên phát triển điện ở các vùng này, đồng thời phối hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia để đảm bảo hiệu quả và tránh chồng chéo"- bà Đoàn Thị Hảo đề xuất.

Ngoài ra, bà Hảo còn góp ý về việc quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và đơn vị cung cấp điện trong việc đảm bảo an toàn sử dụng điện. Bà đề nghị bổ sung nội dung về trách nhiệm của các đơn vị cung cấp điện trong việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, cũng như hướng dẫn và tuyên truyền cho người dân về sử dụng điện an toàn.

Cũng tại buổi toạ đàm, Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh - Đại biểu Quốc hội chuyên trách Thành phố Hà Nội, nhấn mạnh về hợp đồng kỳ hạn điện, một loại dịch vụ tài chính phái sinh, nhưng trong dự thảo chưa làm rõ mối quan hệ giữa hợp đồng này với giấy phép điện lực. Ông cho rằng, cần phải làm rõ hơn về quy định pháp lý đối với hợp đồng kỳ hạn điện, đặc biệt là khi nó chưa được quản lý bởi đơn vị điều hành thị trường, điều này đặt ra câu hỏi về cách quản lý trong tương lai.

Ngoài ra, ông Thịnh cũng đề cập đến việc thu hồi giấy phép hoạt động của các đơn vị điện lực, nhấn mạnh rằng cần làm rõ liệu các đơn vị này có thể tiếp tục hoạt động khi giấy phép bị thu hồi hay không, đặc biệt trong bối cảnh các dịch vụ điện năng cần được duy trì liên tục.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)
Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh - Đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội - Ảnh: Thế Duy

Vấn đề điện nông thôn cũng được ông Thịnh nhắc đến. Theo đó, việc bàn giao hạ tầng điện cho các đơn vị ngành điện hiện vẫn còn khó khăn và kéo dài, đặc biệt là tại những khu vực đã đô thị hóa. Đồng thời, ông cũng đề xuất cần xem xét kỹ việc sử dụng rác thải sinh hoạt để phát điện, đảm bảo quy trình xử lý rác không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Cuối cùng, đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Hà Nội nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ hành lang lưới điện và đề nghị có biện pháp hỗ trợ người dân khi quyền lợi bị ảnh hưởng, thay vì chỉ thu hồi đất một cách cứng nhắc.

Ông Nguyễn Quang Huân, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chỉ ra, dù năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, nhưng hiện nay việc đầu tư vào các dự án điện gió vẫn gặp nhiều khó khăn do chi phí lớn và khả năng trả nợ của các nhà đầu tư không ổn định. Ông cũng lưu ý rằng, nhiều dự án điện gió đang phải tái cơ cấu tài chính, hoặc chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo hoạt động.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)
Ông Nguyễn Quang Huân, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Ảnh: Thế Duy

Ông Huân đề xuất cần có chính sách khuyến khích đầu tư vào hạ tầng lưu trữ năng lượng, cũng như phát triển điện gió ngoài khơi để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Ông khẳng định nếu không có sự thay đổi trong luật, các dự án năng lượng tái tạo khó có thể phát triển bền vững, và Việt Nam sẽ phải phụ thuộc vào nguồn điện nhập khẩu. "Đây là thời điểm then chốt để Quốc hội thông qua những sửa đổi cần thiết nhằm giải quyết vấn đề năng lượng cho tương lai"- ông Nguyễn Quang Huân bày tỏ.

Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, giải trình chi tiết, đầy đủ từng ý kiến

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của đại biểu Quốc hội và chuyên gia tham gia tại toạ đàm. Thứ trưởng khẳng định, các ý kiến này có chất lượng cao và bám sát thực tiễn. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, giải trình chi tiết từng ý kiến, từ nhỏ đến lớn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ và môi trường.

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài - Ảnh: Thế Duy

Thứ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh nhu cầu điện năng tăng cao, việc hoàn thiện cơ chế chính sách để giải quyết các vấn đề cấp bách, như điện khí và điện gió là cần thiết.

Ông cho rằng việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là quan trọng, nhưng cần điều chỉnh để phù hợp với thể chế và hệ thống pháp luật trong nước, bao gồm cả yếu tố an ninh quốc phòng. Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn Quốc hội tiếp tục hỗ trợ, góp ý để Bộ có thể hoàn thiện các dự thảo.

Cuối cùng, Thứ trưởng cảm ơn sự tham gia tích cực của các đại biểu và mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn nữa các chính sách về năng lượng.

Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

PC Đắk Lắk tăng cường các công tác phát quang hành lang tuyến, tuyên truyền an toàn điện, đặc biệt là các khu vực có diện tích rừng trồng, rừng nguyên sinh lớn.
Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân về triển khai đầu tư dự án Trạm biến áp 110 kV Sân bay Cam Ranh và đấu nối.
Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh và đoàn công tác làm việc với PC Bình Định về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển giai đoạn 2021 – 2025.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Trong tháng 10/2024, sản lượng điện của Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) đã đạt gần 2,9 tỷ kWh, tương đương 109,1% kế hoạch.
Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Công ty Thủy điện Hòa Bình chính thức công bố đã đạt mốc sản lượng 280 tỷ kWh điện kể từ khi đưa tổ máy số 1 vào hoạt động vào năm 1988.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Trong tháng 10 năm 2024, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhân dân Thành phố.
Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để gấp rút sửa đổi Luật Điện lực trong kỷ nguyên mới.
Giải  bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Dù chủ đầu tư đã có nhiều nỗ lực cùng các chỉ đạo từ cơ quan chức năng nhưng nhiều dự án truyền tải điện đều vướng mắc dẫn đến chậm tiến độ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động