An ninh năng lượng: Góc nhìn từ giá điện

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg, đây là tiền đề để giá điện theo hướng thị trường có tăng, có giảm.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Cần xử phạt nghiêm minh trường hợp trục lợi từ tăng giá điện Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Việc quản lý giá là trách nhiệm của Nhà nước

Ngày 11/10 vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố giá bán lẻ điện bình quân tăng từ mức 2.006,79 đồng/kWh lên mức 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương mức tăng 4,8% từ ngày 11/10.

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường
Từ ngày 11/10, EVN điều chỉnh giá điện tăng 4,8% (Ảnh minh họa: TH)

Đây là lần điều chỉnh tăng giá lần thứ 3 kể từ năm 2023. Trước đó, vào năm 2023, giá điện đã có 2 lần điều chỉnh tăng, lần thứ nhất vào ngày 4/5/2023 với mức điều chỉnh tăng hơn 55,9 đồng/kWh (tăng 3%) và lần điều chỉnh tăng thứ 2 vào ngày 9/11/2023 là 86,4168 đồng/kWh (tương ứng mức tăng 4,5%). Như vậy, giá điện tăng thêm trong năm 2023 là hơn 142,3 đồng/kWh, giá điện sau tăng giá là 2.006,79 đồng/kWh.

Chia sẻ với Báo Công Thương, PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho biết, điện là một lĩnh vực đặc quyền, do đó, trong cơ chế hiện nay, việc quản lý giá là trách nhiệm của nhà nước. Nhà nước quyết định dựa trên việc tính toán chi phí hợp lý và đảm bảo doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển. Hiện nay, giá điện được quản lý rất cẩn trọng vì điện là một mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống và nền kinh tế. Nó tác động đến lạm phát, tăng trưởng và an ninh xã hội. Trong khi chúng ta chưa có thị trường điện cạnh tranh thực sự, nhà nước vẫn phải kiểm soát thông qua việc kiểm soát chi phí và giá thành. Dựa trên những yếu tố này, nhà nước quyết định mức giá bán lẻ điện.

Hiện nay, giá điện sinh hoạt có 6 bậc và tính theo phương án lũy tiến. Tại sao lại có cơ chế lũy tiến? Theo PGS.TS Ngô Trí Long: Do sản xuất điện của Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch có giới hạn. Nếu không áp dụng cơ chế giá lũy tiến, người tiêu dùng sẽ không có động lực tiết kiệm. Càng dùng nhiều, giá càng cao, khác với các mặt hàng khác, càng mua nhiều càng rẻ. Điều này nhằm khuyến khích tiết kiệm năng lượng, vì nguồn cung điện có giới hạn trong khi nhu cầu ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, theo báo cáo, năm 2023 EVN lỗ hơn 34.200 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Ngay cả khi trừ đi thu nhập tài chính khác, số lỗ vẫn ở mức hơn 21.800 tỷ đồng.

Nguyên nhân khách quan như chi phí đầu vào tăng cao. Dù EVN đã cố gắng giảm chi phí thường xuyên và tìm kiếm nguồn năng lượng hợp lý hơn, giá mua điện vẫn cao hơn giá bán, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Nếu không điều chỉnh giá, ngành điện không thể duy trì hoạt động.

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường
PGS.TS Ngô Trí Long chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương (Ảnh: Thu Hường)

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, đây là cơ sở để EVN quyết định thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 03 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất, có thể tăng hoặc giảm tùy vào chi phí đầu vào.

Chúng ta phải chấp nhận điện là nguồn năng lượng cực kỳ quan trọng đối với sản xuất và đời sống. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta không thể duy trì ổn định xã hội và kinh tế nếu thiếu điện. Vì vậy, dù giá điện có tăng, nhưng nếu được kiểm soát hợp lý bởi nhà nước, người tiêu dùng cũng cần phải chấp nhận mức giá cao hơn để đảm bảo hệ thống điện ổn định”- PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, hiện nay, giá điện ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, việc này có thể gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng 4,8% trong thời gian qua là hợp lý và cần thiết, mặc dù hơi muộn khi ngành điện đã gặp phải tình trạng thua lỗ lớn.

Nói về chính sách giá điện, ông cho rằng, chính sách quản lý giá điện ở một số quốc gia khác, mỗi nước có cơ chế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của họ. Ví dụ, có những nước áp dụng cơ chế giá điện thống nhất, không phân biệt theo mức tiêu dùng, nhưng điều này không khuyến khích tiết kiệm năng lượng và không bảo đảm an sinh xã hội. Ở Việt Nam, việc áp dụng cơ chế giá điện lũy tiến giúp thúc đẩy tiết kiệm và hỗ trợ người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi theo hướng thị trường

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, điện là yếu tố cực kỳ quan trọng, không chỉ cho sản xuất mà còn là nền tảng đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ đời sống người dân. Điều này liên quan trực tiếp đến câu chuyện về giá điện và cách người dân phản ứng. Từ xưa đến nay, đảm bảo nguồn cung điện luôn đòi hỏi những khoản đầu tư lớn, vì vậy cần có mức giá phù hợp với cơ chế thị trường.

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường
Vấn đề lớn hiện nay là đảm bảo tính minh bạch trong quản lý giá điện, tách bạch giữa giá thành sản xuất và hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn (Ảnh minh họa: Thu Hường)

Trước đó, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương bên lề hội thảo về góp ý Dự thảo Luật điện lực sửa đổi do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, TS. Võ Trí Thành cho rằng: “Ở Việt Nam, nền kinh tế đang dần chuyển đổi theo hướng thị trường, nhưng cũng cần có giải pháp hỗ trợ cho các nhóm dân cư khó khăn. Một trong những giải pháp quan trọng là hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình nghèo, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại”- TS. Võ Trí Thành nói.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, giữ ổn định kinh tế vĩ mô rất quan trọng và khẳng định: “Chúng ta đều biết, năm 2024 có nhiều yếu tố tác động đến giá điện, trong đó có cả những thay đổi về khung giá điện và các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh. Mục tiêu của Chính phủ là phải vừa kiểm soát lạm phát, vừa đảm bảo nguồn cung điện, đồng thời giữ giá điện ở mức hợp lý để duy trì sự cạnh tranh của doanh nghiệp”.

TS. Võ Trí Thành cho hay: Theo các tổ chức quốc tế như IMF và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam vẫn đang giữ được mức ổn định kinh tế dưới mục tiêu đề ra, bất chấp các thách thức. Vấn đề lớn hiện nay là đảm bảo tính minh bạch trong việc quản lý giá điện, tách bạch giữa giá thành sản xuất và hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn. Nhà nước cần rõ ràng trong việc phân định phần nào là kinh doanh thuần túy và phần nào là trách nhiệm xã hội.

Việc phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt ở các khu vực hải đảo và vùng xa, cũng là một thách thức lớn. Giá điện cần phải dần dần tăng lên để phản ánh đúng chi phí sản xuất, nhưng đồng thời cũng không thể để giá quá cao khiến việc đầu tư trở nên không hấp dẫn. Chính phủ cần có các biện pháp cải cách mạnh mẽ, bao gồm cả việc tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường điện và minh bạch hóa các quy trình kinh doanh, quản lý.

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường
TS Võ Trí Thành (Ảnh: Thu Hường)

Nói về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hộ nghèo về tiền điện, đại diện EVN cho biết, các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng, đây là mức quy định theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách (áp dụng theo Quyết định 2941/QĐ-BCT ngày 08/11/2023 của Bộ Công Thương) là 59.500 đồng/hộ/tháng. Nếu áp dụng theo giá mới, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện khoảng 62.500 đồng/hộ/tháng.

Chính sách này nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giúp đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn”- đại diện EVN cho hay.

Thu Hường- Thế Duy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Mua bán lòng vòng gây đội chi phí, thu lợi bất chính, vi phạm pháp luật nghiêm trọng…Những góc khuất này của kinh doanh xăng dầu cần được nhìn nhận, xử lý.
Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Với lượng điện tiết kiệm mỗi năm lên đến 556.883 kWh, năm 2023, Nhà máy bia Heineken Việt Nam-Hà Nội được trao danh hiệu Cơ sở sử dụng năng lượng xanh 4 sao.
Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom thông báo, tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine với khối lượng 42,4 triệu m3.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Dù được phân phối gần 10 năm nay, nhiên liệu sinh học RON 92 E5 vẫn chưa được nhiều chủ sở hữu phương tiện sử dụng vì chưa hiểu rõ về loại xăng này.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 5)

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Các nước châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt của Nga vì rẻ hơn khi mua từ các nhà cung cấp khác và nguồn cung cấp đáng tin cậy hơn.
Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Slovakia cho biết, họ tiếp tục nhận khí đốt từ Nga trong bối cảnh có thông tin cho rằng nguồn cung khí đốt cho Áo bị cắt.
Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Công ty Điện lực Lào Cai đã hoàn thành công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu và thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Ứng dụng thiết bị bay không người lái (UAV) và công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PC Lào Cai:

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Công ty Điện lực Đắk Nông (PC Đắk Nông) triển khai giải pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế địa phương những tháng cuối năm 2024.
Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Ứng dụng thiết bị bay không người lái và ứng dụng công nghệ lidar trong công tác quản lý vận hành đường dây truyền tải đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành 2 quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV trên địa bàn.
Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số toàn diện, ngành điện TP. Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả nổi bật trong tất cả các mặt hoạt động.
Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Theo Ban Quản lý dự án Điện 2 (EVNPMB2), các dự án thành phần tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch vẫn còn một số vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung ứng điện năm 2025.
EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

EVNCPC triển khai ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’ với các hoạt động phong phú, thiết thực để tri ân chân thành, sâu sắc đến khách hàng sử dụng điện.
Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Để cung cấp điện năm 2025, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng phụ tải.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Sáng ngày 14/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Theo bài viết trên csis.org, cuộc khủng hoảng ở Trung Đông đang định hình lại thị trường năng lượng toàn cầu, tuy nhiên giá dầu thế giới được cho vẫn bình ổn.
Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Ngày 13/11, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) có buổi làm việc cùng Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu (GCGF) về phát triển nhiên liệu sinh học.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động