Thứ hai 23/12/2024 06:12

CCO Home Credit: “Home PayLater thay đổi cuộc chơi mua sắm trực tuyến”

CCO Home Credit thay đổi cuộc chơi mua sắm trực tuyến đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng và hỗ trợ đắc lực cho các nhà bán lẻ.

Khá quen thuộc ở các nước, nhưng "mua trước trả sau” vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam. Home Credit Việt Nam đã đầu tư 200 tỷ đồng nhằm phát triển công nghệ và mở rộng mạng lưới đối tác cho sản phẩm “mua trước trả sau” mang tính tiên phong Home PayLater.

Trong cuộc trò chuyện cùng phóng viên Báo Công Thương, ông Michal Skalicky - Giám đốc Quan hệ khách hàng tại Home Credit Việt Nam – nói rằng sản phẩm Home PayLater không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà còn hỗ trợ đắc lực cho các nhà bán lẻ trong thời gian tới.

Home PayLater không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng mà còn hỗ trợ đắc lực cho các nhà bán lẻ trong thời gian tới

Home Credit là một trong những công ty tài chính đầu tiên tạo ra xu hướng “mua trước trả sau” với sản phẩm Home PayLater tại Việt Nam. Xuất phát điểm của ý tưởng này như thế nào, thưa ông?

Home Credit đã hiện diện tại Việt Nam hơn 14 năm, phục vụ hơn 14 triệu khách hàng người Việt và trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu. Quãng thời gian này đủ dài để chúng tôi chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Việt Nam cũng như sự thay đổi trong nhu cầu và hành vi của khách hàng. Chúng tôi bắt đầu từ những sản phẩm cho vay trả góp xe máy, rồi theo thời gian phát triển thêm những sản phẩm tiêu dùng khách như các mặt hàng điện máy gia dụng, điện tử.

Mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh, kéo theo nhu cầu về những giải pháp tài chính trực tuyến nhanh và tiện lợi. Khách hàng ngày nay cũng cần trải nghiệm các sản phẩm tài chính đồng nhất trên tất cả lĩnh vực và nhiều nền tảng, ví dụ như mua hàng cũng dễ dàng chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Đó là lý do Home PayLater ra đời.

Về bản chất, “mua trước trả sau” là một hình thức mua hàng trả góp. Vậy sản phẩm của Home PayLater có gì khác biệt, và mang đến lợi ích như thế nào cho người tiêu dùng?

Nhiều khách hàng hiện nay chưa được các ngân hàng truyền thống hỗ trợ. Họ phải trải qua một quy trình nhiều khâu với nhiều loại giấy tờ, mất vài ngày mới hoàn thiện và lãi suất thường ở mức cao. Home PayLater có khả năng để thay đổi cuộc chơi này. Khách hàng nộp hồ sơ dễ dàng, được duyệt nhanh chóng với tỷ lệ phê duyệt rất cao so với các đơn vị khác.

Với sản phẩm này, chúng tôi nghĩ đến lợi ích quan trọng nhất là sự tiện lợi của khách hàng. Để mở một tài khoản Home PayLater, khách hàng chỉ cần dùng điện thoại chụp ảnh selfie, hình căn cước công dân và điền một số thông tin cơ bản. Trong vòng 30 giây, họ sẽ thấy được hạn mức có thể chi tiêu ngay lập tức. Toàn bộ quá trình này không mất quá 5 phút. Chỉ một click nhấp chuột nữa là có thể trực tiếp mua hàng ngay mà không cần chờ đợi.

Bên cạnh đó, khách hàng giờ đây đã có thể mua món hàng họ vẫn mơ ước và thanh toán trong vòng 30 hoặc 90 ngày mà không cần trả thêm lãi suất.

Có thể nói, đây là giải pháp có lợi cho cả người mua lẫn người bán. Trong đó, sự tiện lợi, nhanh chóng và tỷ lệ phê duyệt cao tạo nên sự cạnh tranh và khác biệt của sản phẩm Home PayLater.

Nhìn về bức tranh thị trường, ông nhận thấy xu hướng “mua trước trả sau” đang phát triển như thế nào trên thế giới? Dư địa tăng trưởng ở Việt Nam ra sao?

Mô hình “mua trước trả sau” đã khá phát triển ở châu Âu và Mỹ. Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những quốc gia phát triển nhất là Australia, New Zealand, Singapore và Malaysia. Tăng trưởng toàn khu vực dự kiến lên đến 40% trong ba năm tới.

Riêng tại Việt Nam, thị trường còn mới chớm. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy được những người trẻ tuổi đang rất muốn sử dụng phương thức này, nhưng thực tế trên thị trường chưa có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Do đó chúng tôi tin rằng thị trường sẽ còn nhiều dư địa để Home PayLater phát triển.

Hiện tại Home PayLater bắt đầu với sàn thương mại điện tử Tiki, nhưng trong tương lai sẽ mở rộng tới các cửa hàng vật lý.

CCO Home Credit đặt tham vọng công ty trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ “mua trước trả sau” hàng đầu tại Việt Nam

“Mua trước trả sau” vẫn là một mô hình còn nhiều tranh cãi. Ông suy nghĩ như thế nào?

“Mua trước trả sau” là cải tiến mới trong ngành tài chính, trong đó tất cả đơn vị cung cấp đều đang học cách cân bằng lợi ích giữa khách hàng và trách nhiệm tài chính với các bên liên quan. Từ góc độ công nghệ, mô hình này cũng khá thách thức, buộc các công ty hoàn toàn chuyển đổi số trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay một cách chính xác và nhanh chóng. Thị trường ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hơn khi có nhiều công ty công nghệ tham gia.

Trân trọng cảm ơn ông!

Dương Nga
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024