Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Ngày 2/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Lĩnh vực năng lượng

Trên báo Pháp luật TP. Hồ CHí Minh có bài: "Nóng: Quy định mới về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân".

Theo quy định mới, khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Tin Công Thương 2/4:Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện
Theo quy định mới, khi giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Ảnh: VGP

Theo Nghị định 72/2025, hàng năm, sau khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố công khai chi phí sản xuất kinh doanh điện năm N-2, giá bán lẻ điện bình quân năm được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trong năm, giá bán lẻ điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trên báo Đầu tư đăng tải thông tin: "Hết năm 2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn 6.067 tỷ đồng".

Theo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2024, Quỹ bình ổn xăng dầu còn dư 6.067,2 tỷ đồng.

Số dư này hiện được giữ tại 30 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Số dư chưa bao gồm số dư Quỹ bình ổn xăng dầu của các thương nhân không còn là thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Cụ thể, số dư lớn nhất nằm tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là 3.080 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM là 328,3 tỷ đồng; Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) 138,4 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội 299,8 tỷ đồng; Công ty CP Thương mại Dầu khí Đồng Tháp 460,5 tỷ đồng…

Số lãi phát sinh trên số dư Quỹ bình ổn xăng dầu tính đến cuối năm 2024 là 3,17 tỷ đồng.

Trên báo Giao thông có bài đăng tải: "Cơ sở điều chỉnh giá điện theo Quy hoạch điện VIII: Bộ Công thương giải trình gì?"

Theo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, với việc tăng cường mạnh mẽ đầu tư các nguồn điện sạch đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giá điện bình quân vào năm 2030 (tính theo giá trị USD 2020) là 9,1 - 9,4 Uscent/kWh. Với giả thiết duy trì mức lạm phát đồng USD khoảng 1,5%/năm và trượt giá bình quân tiền đồng so với USD khoảng 1,5%/năm trong giai đoạn 2025 - 2030, quy đổi theo USD hiện hành, giá điện bình quân vào năm 2030 khoảng 10,6 - 10,9 Uscent/kWh.

So sánh với quốc tế, theo Bộ Công Thương, mức giá điện đến năm 2030 theo điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tương đương mức giá điện năm 2023 của Indonesia (10,1 Uscent/kWh, thu nhập đầu người 4.287 USD/người) và Thái Lan (10,7 Uscent/kWh, thu nhập đầu người 7.058 USD/người).

Lĩnh vực xuất nhập khẩu

Trên báo Bnews.vn có đăng tải thông tin: "Hải sản Anh vào thị trường Việt Nam, kỳ vọng doanh thu 26 triệu USD".

Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh (Defra) ngày 1/4 cho biết, Việt Nam đã cấp quyền tiếp cận thị trường đối với hải sản tươi sống của Anh, ước tính sẽ mang lại cho ngành hải sản nước này hơn 20 triệu bảng (26 triệu USD) trong vòng 5 năm tới.

Tin Công Thương 2/4:Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm hải sản cao cấp của Anh. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Theo thỏa thuận giữa hai nước, xuất khẩu hải sản của Anh sẽ dựa trên nhu cầu của Việt Nam, với lượng xuất khẩu hiện tại tăng dần theo từng năm. Theo Defra, thỏa thuận mở ra cơ hội đáng kể cho xuất khẩu hải sản tươi sống từ Anh sang Việt Nam, một trong những quốc gia có lượng tiêu dùng hải sản bình quân đầu người cao nhất thế giới và cao nhất ở Đông Nam Á. Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 37kg hải sản mỗi năm.

Trên Thời báo VTV có bài đăng tải: "Việt Nam thúc đẩy nhập khẩu công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ".

Biểu thuế suất thuế nhập khẩu mới được ban hành theo Nghị định 73 của Chính phủ là sự chủ động của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động. Song cân bằng cán cân thương mại với các thị trường quốc tế cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược xuất nhập hàng hoá đến năm 2030 của Việt Nam, trong đó có thị trường Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương - cho biết: "Để có thể hướng tới cân bằng cán cân thương mại với thị trường này, chúng ta cần đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ nguồn từ thị trường này. Do vậy, cần có biện pháp để tạo thuận lợi lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc nhập khẩu các công nghệ nguồn từ nước này cũng như để Hoa Kỳ an tâm trong việc xuất khẩu các công nghệ cao, công nghệ nguồn từ Hoa Kỳ sang Việt Nam.

Hiện nay, chúng ta đang đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng này, chúng ta không có cách nào khác là phải đầu tư vào khoa học công nghệ cao. Để có thể nhập khẩu công nghệ cao, thu hút đầu tư quốc tế vào lĩnh vực công nghệ cao, tăng sản xuất các ngành hàng công nghệ cao, chúng ta tuyên bố rõ ràng một thông điệp Việt Nam có thể kiểm soát được công nghệ, kiểm soát được sở hữu trí tuệ cũng như đảm bảo những công nghệ này khi xuất khẩu sang Việt Nam sẽ không chạy sang một quốc gia khác khi mà chưa được sự cho phép của quốc gia xuất khẩu".

Lĩnh vực thương mại điện tử

Trên Thời báo VTV có bài: "Luật hoá quy định, "giải oan" cho tài sản mã hoá"

Không chỉ rủi ro cho người tiêu dùng, thiếu khung pháp lý rõ ràng là khiến Việt Nam bỏ lỡ mất nhiều cơ hội từ thị trường tiền mã hoá. Thị trường mà giá trị giao dịch hàng năm cao hơn gấp đôi tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản, nhưng lại không có đóng góp nào cho ngân sách.

Tin Công Thương 2/4:Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện
Không chỉ rủi ro cho người tiêu dùng, thiếu khung pháp lý rõ ràng là khiến Việt Nam bỏ lỡ mất nhiều cơ hội từ thị trường tiền mã hoá.

Nhiều doanh nghiệp của người Việt trong lĩnh vực này nhưng lại là pháp nhân nước ngoài. Vì thế, các chuyên gia đánh giá cần sớm luật hoá được hoạt động giao dịch, đầu tư tiền mã hoá, tài sản số để giúp thúc đẩy dòng tiền nhiều tỷ USD lưu thông trong nền kinh tế.

Trước tiên, việc có khung pháp lý cho các giao dịch tiền mã hoá, tài sản số sẽ tạo ra nguồn thu mới cho ngân sách.

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn - Chủ tịch Liên minh Blockchain Việt Nam - đánh giá: "Khi giao dịch được đưa vào quản lý rủi ro sẽ hạn chế, nên nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp phải cập nhật và theo dõi rất đầy đủ các thông tin từ cơ quan quản lý về các quy định khung pháp lý này".

"Về nguyên tắc, chúng ta có thể thu được thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập… và các thuế khác liên quan. Khi đồng tiền đó được giao dịch chính thức, chắc chắn sẽ là nguồn thu đáng kể vì quy mô khối lượng giao dịch của thị trường hiện nay rất lớn", Luật sư Trương Thanh Đức nhận định.

Trên báo Người Lao Động có bài: "Các sàn thương mại thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay người bán từ 1/4".

Theo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), từ ngày 1/4, các sàn thương mại điện tử (TMĐT), bao gồm cả sàn nước ngoài và nền tảng số có chức năng thanh toán, sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh trên sàn.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện các sàn đều nói chưa thể thực hiện.

Cụ thể, đại diện Shopee cho biết, tạm thời chưa tiến hành khấu trừ thuế, kê khai số thuế đã khấu trừ và nộp thuế thay người bán từ ngày 1/4/2025 như dự kiến trước đó, do đang chờ nghị định hướng dẫn chính thức ban hành.

Lĩnh vực thị trường trong nước

Trên mekongasean.vn có bài: "Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi từ Việt Nam"

Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) Bộ Công Thương thông tin, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Sản phẩm bị điều tra gồm sợi Elastomeric filament yarn thuộc các mã HS: 54024400 và 54041100. Nhằm kịp thời ứng phó với vụ việc, Cục PVTM khuyến nghị hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra rà soát tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ; nghiên cứu kỹ quy định điều tra chống bán phá giá của Ấn Độ. Đồng thời, các bên xem xét gửi ý kiến bình luận về sản phẩm bị điều tra và mã phân loại sản phẩm do nguyên đơn đề xuất cũng như các ý kiến bình luận khác liên quan đến vụ việc theo đúng thời hạn và thể thức quy định.

Trên báo Vnexpress có bài đăng tải: "Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép mạ Trung Quốc, Hàn Quốc"

Bộ Công Thương chính thức công bố quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất 37,13% với sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc. Việc này nhằm ngăn chặn lượng nhập khẩu thép mạ gia tăng nhanh có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thời gian tới. Theo quy định, nhà điều hành tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập, xác minh thông tin và đưa ra kết luận cuối cùng. Việc này sẽ dựa trên cơ sở đánh giá tác động toàn diện của vụ việc.

Lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng

Trên báo kinh tế đăng tải thông tin: "Xây dựng môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, minh bạch"

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, thông tin sai lệch đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. Việc hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao nhận thức của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng là yếu tố then chốt để xây dựng một môi trường mua sắm trực tuyến an toàn, minh bạch.

Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), TMĐT tại Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Quy mô thị trường TMĐT năm 2024 dự báo vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023 và chiếm khoảng 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển này là hàng loạt thách thức, đặc biệt là vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thông tin quảng cáo sai lệch.

Song, sự phát triển của TMĐT cũng đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, không đúng như quảng cáo và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ, không theo kịp những tình hình diễn biến mới xảy ra, tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp, cá nhân trục lợi dẫn đến kết quả cuối cùng là người tiêu dùng phải hứng chịu những thiệt hại về vật chất và tinh thần, sức khỏe...

Hiện những nhà sáng tạo nội dung, hay những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) đang giúp các thương hiệu giới thiệu về sản phẩm chất lượng, giá cả, tạo niềm tin, thậm chí là “cơn sốt” để người tiêu dùng tin mua sử dụng.

Mới đây, sản phẩm kẹo rau củ Kera do Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt công bố và được sản xuất tại Công ty Cổ phần ASIA LIFE (Đắk Lắk), được những người nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục, Hoa hậu Thùy Tiên quảng bá "1 viên kẹo bằng cả đĩa rau" tạo sóng trên mạng xã hội. Nhưng kết quả kiểm nghiệm từ Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy, những người quảng cáo sản phẩm kẹo rau trên mạng xã hội đã thổi phồng hiệu quả của sản phẩm. Việc này không chỉ gây thiệt hại vật chất, mất niềm tin của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân kinh doanh…

Thực tế này theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký BCH Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam Vũ Văn Trung xuất phát từ cả hai phía.

Thứ nhất, các cơ sở, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên sàn thương mại điện tử thiếu ý thức, vì mưu cầu lợi ích của mình mà sẵn sàng đưa hàng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm lên sàn thương mại điện tử để thu lợi bất chính.

Thứ hai, người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ, không theo kịp những tình hình diễn biến mới xảy ra, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp, cá nhân trục lợi dẫn đến kết quả cuối cùng là người tiêu dùng phải hứng chịu những thiệt hại về vật chất và tinh thần, sức khỏe.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT. Bà Nguyễn Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) - cho biết, luật này đi kèm với nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả.

Báo Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá bán lẻ điện

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Ngày 1/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Ngày 31/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Ngày 28/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Ngày 27/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Ngày 26/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp

Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp

Ngày 25/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 24/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 24/3

Ngày 24/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3

Ngày 21/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 20/3

Ngày 20/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 19/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 19/3

Ngày 19/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 18/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 18/3

Ngày 18/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 17/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 17/3

Ngày 17/3, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Ông Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài

Ông Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài

Ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 598QĐ-BCT bổ nhiệm ông Tạ Hoàng Linh giữ chức Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài.
Tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương tác động tích cực đến doanh nghiệp

Tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương tác động tích cực đến doanh nghiệp

Theo TS. Tô Hoài Nam, tinh gọn bộ máy Bộ Công Thương có tác động tích cực, trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại

Ngày 28/2/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 536/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại.
Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương

Quy định về chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Báo Công Thương

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Công Thương.
Bộ Công Thương chủ động kịch bản, phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Bộ Công Thương chủ động kịch bản, phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang

Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, Bộ Công Thương chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
Luật Hoá chất (sửa đổi): Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Luật Hoá chất (sửa đổi): Cơ hội để kinh tế Việt Nam bứt phá

Góp mặt trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nên việc sửa đổi Luật Hoá chất được kỳ vọng sẽ mang lại cơ hội bứt phá cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Xây dựng Báo Công Thương trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu Việt Nam

Xây dựng Báo Công Thương trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu Việt Nam

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2025 là xây dựng Báo Công Thương điện tử vươn mình trở thành tờ báo kinh tế hàng đầu tại Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động