Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’

Phương án tuyển sinh 2025, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những ngành học hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ.
Trường đại học đầu tiên công bố phương thức tuyển sinh 2025 Tuyển sinh 2025: Cập nhật danh sách các trường xét học bạ Khởi động chương trình Tư vấn tuyển sinh 2024

Tính ứng dụng cao

Đang chăm chú xem livestream bán hàng của một nhãn hàng thời trang trên ứng dụng tiktok, Trần Mai Hương (học sinh lớp 12 Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ quyết định tới đây sẽ theo đuổi ngành thương mại điện tử, vì đây là ngành học có tính ứng dụng cao, phù hợp với xu hướng hiện đại.

“Tỷ lệ người mua hàng online ngày càng nhiều và hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều ứng dụng thương mại điện tử để bán hàng nên em nghĩ ngành học này sẽ là xu hướng, mang đến nhiều cơ hội việc làm. Đặc biệt là sinh viên có thể áp dụng ngay kiến thức vào thực tế như: Bán hàng online, chạy quảng cáo” - Mai Hương chia sẻ.

Chung sở thích với Mai Hương, Nguyễn Văn Nam (Vĩnh Phúc) cũng lựa chọn ngành thương mại điện tử vì nhận thấy đây là ngành học thực tế. “Ngay từ đầu năm học lớp 12 em đã xác định theo đuổi ngành này. Qua tìm hiểu, em biết rằng thương mại điện tử không chỉ dành riêng cho kinh doanh mà còn phù hợp với những ai yêu thích sáng tạo, chạy quảng cáo hay lập kế hoạch kinh doanh” - Nam cho biết.

Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’
Hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều ứng dụng thương mại điện tử để bán hàng. Ảnh: Ngọc Lâm

Theo các chuyên gia đào tạo, tuyển sinh, thương mại điện tử đang trở thành một trong những ngành học hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Sự bùng nổ công nghệ và thói quen mua sắm online mở ra cơ hội nghề nghiệp đa dạng, từ quản lý sàn thương mại điện tử, digital marketing, logistics đến phân tích dữ liệu khách hàng.

Báo cáo đào tạo thương mại điện tử hợp tác và kết nối của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 cho thấy, không tính tới các trường đã đào tạo ngành thương mại điện tử, có 89 trong tổng số 238 trường đại học không thuộc khối an ninh - quốc phòng và đặc thù (chiếm 37% số trường tham gia khảo sát) đã đào tạo học phần thương mại điện tử.

Đáng chú ý, các trường đào tạo học phần thương mại điện tử ngày càng đa dạng, không chỉ bao gồm các trường trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, quản trị kinh doanh, tài chính mà đã xuất hiện các trường trong lĩnh vực lâm nghiệp, mỹ thuật, văn hoá…).

Cũng tại báo cáo này, thống kê từ 34 trường đại học cho thấy, số sinh viên học ngành thương mại điện tử tăng lên nhanh chóng. Tổng số sinh viên ngành thương mại điện tử năm học 2023 gấp 2,5 lần so với năm học 2020, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử năm học 2021 là 880 em, năm 2022 là 1.196 em và năm 2023 là 1.327 sinh viên.

Cơ hội việc làm rộng mở

PGS. TS Trương Đức Thao - Trường Đại học Đại Nam - cho biết, Khoa Thương mại điện tử và Kinh tế số - Trường Đại học Đại Nam tập trung đào tạo thực chất, thực hành, thực chiến, hướng tới việc sinh viên sẽ có những chuẩn kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ đạt tiêu chuẩn để có thể kinh doanh quốc tế; sử dụng thuần thục, am hiểu mạng xã hội,… để trở thành chuyên gia, tự kinh doanh online, kinh doanh về thương mại điện tử, hoặc các chuyên gia phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, thiết lập chuyên trang về thương mại điện tử…

Theo PGS.TS Trương Đức Thao, sinh viên theo học ngành thương mại điện tử có cơ hội được học tập và làm việc với các chuyên gia, được các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy. Đơn vị này cũng thường xuyên tổ chức các buổi ký kết hợp tác với nhiều doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái lớn về khởi nghiệp thương mại điện tử, giúp sinh viên có cơ hội thực hành, kiến tập và thực tập ngay từ năm thứ nhất; đồng thời được tham gia vào hệ sinh thái các doanh nghiệp của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và mạng lưới về đào tạo thương mại điện tử của các trường đại học, học viện, viện trên toàn quốc.

“Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước” - PGS.TS Trương Đức Thao khẳng định.

Tuyển sinh 2025: Ngành thương mại điện tử tiếp tục ‘hot’
Thương mại điện tử đang trở thành một trong những ngành học hấp dẫn. Ảnh: Tuấn Hùng

Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Hoàng Tiến - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn - cho hay, người trẻ ngày nay rất nhanh nhạy với xu hướng số hóa và muốn tìm kiếm một ngành học vừa có tính ứng dụng cao, vừa có cơ hội phát triển lâu dài. Vì thế, ngành thương mại điện tử trở thành sự lựa chọn đầy hứa hẹn.

Đại diện Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn thông tin, thương mại điện tử là sự kết hợp giữa công nghệ và kinh doanh, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình bán hàng, tiếp cận khách hàng nhanh chóng và gia tăng lợi thế cạnh tranh trên nền tảng số. Ngành này không chỉ giới hạn ở việc bán hàng online mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực như: Thanh toán điện tử, logistics thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI) trong tiếp thị và tự động hóa quy trình kinh doanh.

“Tỷ lệ tuyển sinh vào ngành thương mại điện tử tại Trường Cao đẳng Công nghệ Sài Gòn có xu hướng gia tăng. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, nhà trường đã mở rộng quy mô đào tạo, bổ sung các kỹ năng chuyên ngành sâu như: Quản trị thương mại điện tử, Phân tích dữ liệu kinh doanh và Digital marketing. Điều này phản ánh nhu cầu thị trường rất lớn đối với nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này” - ThS Nguyễn Hoàng Tiến khẳng định.

Theo ThS Tiến, sau khi tốt nghiệp ngành thương mại điện tử, người học có thể làm chuyên gia chuyển đổi số, chuyên viên digital marketing, chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp, chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số, cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, giảng viên ngành thương mại điện tử, chuyên ngành kinh tế số tại các trường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trung cấp…

“Đặc biệt, ngay còn khi là sinh viên ngành thương mại điện tử, người trẻ hoàn toàn có thể khởi nghiệp - startup với chính những kỹ năng được trau dồi trong quá trình học” - ThS Tiến nói.

Theo khảo sát của Báo Công Thương, là một trong những ngành học được săn đón, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường nên hiện nay nhiều trường đại học khối ngành kinh tế, tài chính trên cả nước có đào tạo ngành thương mại điện tử. Thí sinh theo đuổi ngành này cần có thế mạnh về toán và ngoại ngữ để nộp hồ sơ xét tuyển với một số tổ hợp như A00 (toán, lý, hóa), A01 (toán, lý, Anh), D01 (toán, văn, Anh), D07 (toán, hóa, Anh)… Tuy nhiên, điểm chuẩn ngành này khá cao, dao động trong ngưỡng 25 - 28 điểm theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Năm 2023 và 2024, Trường Đại học Thương mại lấy điểm chuẩn ngành thương mại điện tử (quản trị thương mại điện tử) gần 27 điểm; điểm chuẩn ngành này của Trường Đại học Kinh tế quốc dân là khoảng 28 điểm. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng tuyển sinh ngành thương mại điện tử (chỉ ở cơ sở phía Bắc) với mức điểm chuẩn là trên 26.

Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải lấy điểm chuẩn ngành này mức trên 24. Ở ngưỡng điểm thấp hơn, sinh viên vẫn có thể theo đuổi ngành thương mại điện tử và có thể đăng ký vào các trường như: Trường Đại học Thăng Long, Trường Đại học Đại Nam…

TS. Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho hay, trong nhiều năm qua, nguồn nhân lực cho thương mại điện tử, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là vấn đề lớn gây cản trở cho quá trình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Đây là lĩnh vực cần có kiến thức rộng trong nhiu lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, quản trị và ngoại ngữ… nên đòi hỏi thời gian đào tạo dài; các lớp ngắn hạn và dạy nghề chỉ giải quyết tạm thời trong thời điểm thiếu nhân lực. Do vậy, đào tạo chính quy dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học trở thành giải pháp căn cơ cho nguồn nhân lực chất lượng cao của thương mại điện tử trong tương lai.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên đang tăng tốc chuyển đổi số với chương trình Go Online 2025, thúc đẩy thương mại điện tử trở thành động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.
Vá

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Việc sửa đổi Luật Thương mại điện tử nhằm khắc phục các lỗ hổng trong quản lý, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, nhưng nhân sự chất lượng cao vẫn là "bài toán" khó. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này?
Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Việc ký kết hợp tác giữa các bên nhằm bảo tồn và quảng bá giá trị di sản văn hóa Việt Nam trên nền tảng số.
Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Một số người bán hàng bày tỏ sự vui mừng trước đề xuất của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam xin lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán.
Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Các ngành học về kinh tế số, thương mại điện tử đang trở thành điểm sáng trong mùa tuyển sinh 2025, với nhiều ưu thế về cơ hội việc làm.
Mobile VerionPhiên bản di động