Thứ năm 24/04/2025 09:44

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng lừa đảo trên không gian mạng liên tiếp xuất hiện.

Thông tin từ Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Ecomviet) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tháng 1/2025, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm 72 website giả mạo, lừa đảo.

Trong số đó, có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử như Amazon, eBay, Taobao, Shopee, Vietnam Post, Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh; 16 website giả mạo các thương hiệu lớn như Facebook, Telegram, TikTok, VinGroup, Viettel, VNG; 15 trang giả mạo website cơ quan, tổ chức nhà nước và 11 website giả mạo các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Người dùng cẩn trọng, tránh mắc phải bẫy lừa đảo trên không gian mạng. Ảnh minh họa

Cũng theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số: Năm 2024, Cục đã tiếp nhận và xử lý 165 lượt phản ánh, trong đó bao gồm các hành vi vi phạm chính như không đăng ký, thông báo website/ứng dụng, cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, giả mạo doanh nghiệp khác nhằm lừa đảo khách hàng.

Trong năm 2024, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Cơ quan cảnh sát điều tra tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Điện Biên, Phú Thọ, Quảng Bình, Gia Lai, Bắc Ninh, Ninh Bình… trong việc cung cấp thông tin xác minh vi phạm hàng chục website/ứng dụng trong thương mại điện tử, như retamino68.com, cronbase2.one, vluky.com và 323.com, tienlientaybb2.com…

Ngoài ra, Cục đã rà soát và cung cấp thông tin nhiều website thương mại điện tử có dấu hiệu vi phạm hành chính cho Tổng cục Quản lý thị trường và các cục tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Hà Nam, Bạc Liêu, Điện Biên để xử lý theo thẩm quyền 9 website trong năm 2024…

Giới chuyên gia cảnh báo, lừa đảo qua mạng sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Dự báo, 2 nguy cơ chính người dùng sẽ phải đối mặt đó là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.

Người dùng lưu ý: Không bấm vào liên kết lạ, nhất là trong email hoặc tin nhắn không rõ nguồn gốc; kiểm tra nguồn gốc các ứng dụng trước khi tải và chỉ tải ứng dụng từ các cửa hàng chính thức như App Store, Google Play hoặc website chính thức của nhà cung cấp sản phẩm; hạn chế sử dụng wifi công cộng trong các giao dịch quan trọng như chuyển tiền, đăng nhập tài khoản.
Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Từ 5/5/2025, VCCI chấm dứt cấp C/O, CNM và mã số REX

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Khai trương Trung tâm Logistics khép kín lớn nhất miền Bắc

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc