Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Việc bãi bỏ miễn thuế với hàng thương mại điện tử nhập khẩu dưới 1 triệu đồng sẽ là cơ hội cho hàng nội địa được lựa chọn.
Thu thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu: Kinh doanh bình đẳng Hàng nhập dưới 1 triệu đồng qua chuyển phát bỏ miễn thuế Việt Nam nhập khẩu hàng hoá gì từ Trung Quốc?

Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.

Áp thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử dưới 1 triệu
Áp thuế hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử dưới 1 triệu. Ảnh minh họa

Theo Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị trên 1 triệu đồng phải nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Quyết định này nhằm tạo điều kiện cho việc giao thương quốc tế và thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ chuyển phát nhanh.

Tuy nhiên, dựa vào thực tế hiện nay, chính sách này không còn phù hợp do thương mại điện tử thế giới cũng như tại Việt Nam đã và đang tăng trưởng nhanh qua các năm. Hơn nữa, lợi dụng chính sách nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử nhập số lượng lớn hàng giá rẻ từ nước ngoài rồi chia nhỏ đơn để hưởng ưu đãi thuế, gây áp lực tới doanh nghiệp trong nước.

Về nguyên tắc, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng được miễn thuế VAT và thuế nhập khẩu, giá bán đến tay người tiêu dùng sẽ rẻ hơn hàng sản xuất trong nước. Thế nhưng thực tế, giá bán hàng hóa nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử đến tay người tiêu dùng trong nước lại không giảm dù hàng không có thuế. Điều này không chỉ gây thất thu lớn cho ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng với hàng hóa sản xuất trong nước, gây thiệt hại cho người mua hàng.

Song với chính sách thuế mới, nhiều khả năng giá bán hàng xuyên biên giới trên sàn sẽ tăng do phải chịu thêm khoản thuế VAT 10%, thuế nhập khẩu nhưng đây lại là cơ hội cho hàng sản xuất trong nước. Bởi lẽ hàng hóa trong nước khi sản xuất ra vẫn bị điều tiết bởi thuế VAT, trong khi hàng hóa nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử giá trị nhỏ lại không chịu loại thuế này trong giá bán, đó là điều bất hợp lý.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia kinh tế, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, đã có chia sẻ trên truyền thông, việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ sẽ giúp doanh nghiệp nội địa có cơ hội rà soát lại hoạt động sản xuất, tối ưu hóa chi phí và hạ giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.

Ông Hoàng Ninh – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - nhận định: “Việc áp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa có giá trị dưới 1 triệu đồng gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh là một bước tiến trong việc đảm bảo công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong nước. Quy định mới sẽ góp phần thiết lập sân chơi bình đẳng hơn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững...”.

Nhiều ý kiến cùng bày tỏ, điều này không chỉ giúp đảm bảo công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước mà còn góp phần hạn chế tình trạng thất thu thuế, nhất là khi hàng có giá trị nhỏ nhập tương đối nhiều.

Ước tính, nếu hàng hóa có trị giá nhỏ dưới 1 triệu đồng áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 10%, số thu ngân sách Nhà nước có thể tăng thêm khoảng 2.100 tỷ đồng/tháng.

Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại