Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Trần Du Lịch:

Cần chương trình "hậu Covid" để phục hồi kinh tế

Để đạt được những mục tiêu quan trọng trong giai đoạn 2021-2025, Việt Nam cần coi số hóa nền kinh tế là trọng tâm của chuyển đổi mô hình tăng trưởng; đồng thời sớm có chương trình trung hạn “hậu Covid” gắn với tái cơ cấu nền kinh tế trên cơ sở tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch với phóng viên Báo Công Thương.

2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới. Ông có thể cho biết một số đánh giá về vận hội của Việt Nam trong giai đoạn này?

Năm 2020, dù chịu “tác động tiêu cực kép” bởi Covid-19 và thiên tai, nhưng kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 2,91%. Đây là kỳ tích, được thể hiện rõ qua hoạt động xuất khẩu được duy trì như trước Covid-19; đầu tư xã hội và đầu tư công được triển khai khá mạnh, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng; các doanh nghiệp (DN) lớn, DN đầu đàn trong mọi lĩnh vực cơ bản đứng vững trong cả năm 2020 và đang tái cơ cấu để phát triển trong giai đoạn mới…

Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết
Chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết

Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở khu vực và thế giới cho thấy, năm 2021 chúng ta sẽ đứng trước nhiều thách thức, chưa có tiền lệ. Nếu năm 2011 - năm đầu tiên triển khai kế hoạch 5 năm 2011-2015 và Chiến lược 10 năm 2011-2020, thách thức của nền kinh tế Việt Nam chủ yếu từ sự bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, trong khi đó kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn phục hồi tăng trưởng nhờ tác động của các gói kích thích kinh tế mạnh mẽ từ các nền kinh tế lớn như: Hoa Kỳ; Nhật Bản; Trung Quốc; Liên minh châu Âu… thì lần này với dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu vẫn diễn biến khó lường; tự do thương mại đang chịu tác động mạnh bởi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch; tình trạng chính trị hóa trong các tranh chấp thương mại giữa các nền kinh tế lớn…

Cần chương trình
Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Trần Du Lịch

Xin ông nói rõ hơn về những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối diện?

Tôi cho rằng, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối diện 3 thách thức có tính chất trung hạn. Thứ nhất, những thành tựu kinh tế trong 4 năm (2016-2019) đang bị bào mòn thể hiện qua GDP suy giảm mạnh; nợ công và nợ xấu của nền kinh tế tăng trở lại; dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp, nhiều DN trong nước phải chống chịu để tồn tại đang làm chậm quá trình tái cơ cấu, nhất là tài chính và thị trường…

Thứ hai, tính sẵn sàng của DN Việt trong việc tận dụng cơ hội các FTA song phương và đa phương mang lại, nhất là 3 FTA như: Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) còn khá mỏng. Vấn đề ứng dụng công nghệ số trong các DN sản xuất còn rất yếu. Phần lớn các DN sản xuất với công nghệ lạc hậu 2-3 thế hệ, kể cả DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng rất khó thực hiện quá trình số hóa để nâng cao năng lực cạnh tranh và đón bắt cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ ba, nỗ lực cải cách thể chế kinh tế thời gian qua tuy mang lại kết quả nhất định, nhưng việc cải cách không mang tính hệ thống, nên không chỉ khó tạo ra một thể chế cạnh tranh vượt trội theo tiêu chí ASEAN-4 như mục tiêu đề ra, mà còn phát sinh xung đột giữa các quy định, làm hạn chế tác động tích cực trong nỗ lực số hóa nền hành chính công theo chủ trương của Chính phủ.

Với những thách thức trên, ông có đề xuất nào với Chính phủ để đạt mục tiêu đề ra?

Tôi cho rằng, 5 năm tới được xem là thời kỳ “bất khả tiên liệu” trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, thương mại quốc tế, toàn cầu hóa, chuỗi sản xuất, chuỗi lưu thông, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, công nghệ… sẽ thay đổi nhanh chóng. Những vấn đề trong bài toán phát triển của những quốc gia trong giai đoạn công nghiệp hóa mang tính truyền thống như nước ta sẽ hoàn toàn thay đổi trong tương lai. Do đó, cần đặt “số hóa nền kinh tế” là trọng tâm của chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững trong giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, trước mắt cần tập trung vào 3 nội dung: Giải quyết những chồng chéo, mâu thuẫn của pháp luật về kinh tế hiện hành; ban hành mới các đạo luật hoặc Nghị quyết của Quốc hội mang tính đặc thù giúp DN phục hồi (dạng như Nghị quyết của Quốc hội xử lý nợ xấu hiện nay) và mở rộng phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhằm khai thác tính năng động của từng địa phương.

Bên cạnh đó, với cộng đồng DN, cần đánh giá những DN đầu đàn trong từng lĩnh vực ở mọi thành phần kinh tế trước nguy cơ gãy đổ do thua lỗ mất thanh khoản, nhất là những DN đang có dư nợ tín dụng lớn ở các tổ chức tín dụng.

Riêng về kích thích thị trường nội địa. Cùng với việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, kích thích thị trường du lịch nội địa, Chính phủ phải xây dựng giải pháp đồng bộ kết nối “tay ba” là lưu trú-lữ hành và vận tải, nhằm tạo ra các gói du lịch giá rẻ; thanh toán linh hoạt.

Đặc biệt về trung hạn, tôi cho rằng cần sớm có một chương trình “hậu Covid” để phục hồi tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là thúc đẩy DN tái cơ cấu thị trường, giảm lệ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc; đồng thời gắn với cơ hội thực thi CPTPP; EVFTA và RCEP. Cùng với đó, cần chuyển những quyết tâm và sáng tạo của Chính phủ trong giai đoạn “chống dịch như chống giặc” hiện nay thành quyết tâm và sáng tạo trong giai đoạn “hậu Covid-19” thông qua từng chính sách cụ thể. Từ trong vùng tối của đại dịch toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam tuy đang đứng trước nhiều khó khăn, nhưng vẫn có nhiều cơ hội để thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 như đang kỳ vọng.

Xin cảm ơn ông!

Thùy Dương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài sẽ được tổ chức vào ngày 9/5 tới.
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024: Cầu nối giao thương cho doanh nghiệp sữa

Triển lãm Quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024: Đòn bẩy để các ngành hàng xuất khẩu mở rộng thị trường

Dự kiến, từ ngày 8 - 11/5 sẽ diễn ra Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu TP. Hồ Chí Minh tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động