Thứ năm 26/12/2024 09:33

Cam Cao Phong 3T Farm: Tận dụng lợi thế sàn thương mại điện tử để quảng bá nông sản

Hợp tác xã 3T Farm đã tiên phong áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tận dụng thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu cam Cao Phong.

Thành lập hợp tác xã tận dụng cơ hội nâng tầm cao Cao Phong

Cam Cao Phong với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội, từ lâu đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, để đưa sản phẩm này vươn xa hơn nữa, cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó vai trò của các hợp tác xã là không thể thiếu. Hợp tác xã (HTX) 3T Farm chính là một ví dụ điển hình cho thấy sự thành công của mô hình này.

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T Farm, khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, được nhiều người làm nông nghiệp cả nước biết đến bởi chị chính là chủ nhân của sản phẩm OCOP 4 sao “Cam quà tặng cao cấp 3T Farm”.

Công nghệ đã giúp kết nối những mối hàng từ Bắc vào Nam, mang tới cho HTX 3T Farm hàng nghìn đơn hàng. Ảnh: HTX 3T Farm

Từ khi cam Cao Phong còn chưa có tên tuổi trên thị trường, gia đình chị đã gắn bó với cây cam. Năm 2014, cam Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý, giá cam tăng mạnh. 3 năm liên tiếp, giá cam tăng gấp 2, thậm chí gấp 3 lần. Cũng từ đó, cam Cao Phong phát triển "nóng", diện tích tăng chóng mặt. Người ta đưa cam lên đồi, xuống ruộng, vượt qua đỉnh Cun và dốc Quy Hậu để trồng khắp nơi. Kèm theo đó, quy trình sản xuất, chất lượng trái cam có nguy cơ thả nổi, không người quản lý. Thời điểm đó, chị Thuỷ nhận ra rằng, người người trồng cam, nhà nhà trồng cam, chẳng mấy chốc cam Cao Phong sẽ như một số loại nông sản khác không thể tiêu thụ được.

Để cam Cao Phong có chỗ đứng bền vững trên thị trường, theo chị Thuỷ, cần phải sản xuất an toàn, minh bạch quy trình sản xuất, có tem truy xuất rõ ràng. Nói là làm, chị bắt tay thay đổi phương thức canh tác theo hướng hữu cơ. Quy trình chăm sóc khắt khe, tốn nhiều công sức và chi phí, nhưng sản phẩm của chị khi đưa ra thị trường giá không cao hơn các sản phẩm khác là mấy.

Suy nghĩ một mình đi một con đường sẽ rất khó thành công, tháng 8/2018, chị Thuỷ mạnh dạn vay vốn thành lập HTX 3T nông sản Cao Phong liên kết các hộ có cùng chí hướng, chung tay sản xuất. Đến nay, 3T Farm có 15 thành viên và 21ha đất trồng cam đang cho thu hoạch với sản lượng hàng năm khoảng 350 tấn đạt tiêu chuẩn VietGap và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cam 3T Farm đã được chứng nhận OCOP 4 sao với thị trường tiêu thụ chủ yếu tại các thành phố lớn và cửa hàng thực phẩm sạch. Tháng 11/2021, cam 3T Farm được duyệt và đưa vào phục vụ tại kỳ họp Quốc hội. Hợp tác xã 3T Farm còn là 1 trong 35 dự án vượt qua hơn 740 dự án của cả nước đoạt giải tại cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức với chủ đề: “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”.

Điểm khác biệt nhất của "Cam quà tặng cao cấp 3T Farm” là quá trình chăm sóc theo hướng hữu cơ. Khi thu hoạch, trái cam được chọn lọc rất khắt khe, chỉ có khoảng 8 - 10% tổng sản lượng đủ tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ và chất lượng đạt tiêu chuẩn quà tặng cao cấp. Sau khi phân loại, cam được đưa vào xưởng rửa sạch, chiếu đèn cực tím để khử trùng, dán tem truy xuất nguồn gốc trên từng quả cam trước khi đóng gói vào hộp quà tặng được thiết kế đẹp mắt.

Ngoài cam tươi, 3T Farm còn có các sản phẩm chế biến từ cam như mứt cam, detox cam, bột cam nguyên chất, trà hoa cúc, trà hoa đu đủ đực, trà hoa đậu biếc... HTX đã tạo việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ và đồng bào dân tộc thiểu số.

“Bệ phóng” đưa trái cam vươn xa

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cam Cao Phong phải kể đến vai trò của các HTX khi tiên phong áp dụng khoa học - công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã sản phẩm, tích cực liên kết với doanh nghiệp nhằm nâng tầm thương hiệu. Hợp tác xã 3T Farm là một mô hình tiêu biểu trong câu chuyện xây dựng thương hiệu và chuyển đổi số, mở đường cho xu hướng trồng cam theo hướng hữu cơ ở tỉnh Hòa Bình.

Từ việc trước đây sản phẩm làm ra phải phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái đến thu mua trực tiếp, hiện nay Hợp tác xã 3T Farm đã cung cấp cam vào các cửa hàng thực phẩm sạch ở các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam...

Bên cạnh các kênh truyền thống, trước đây, bà Vũ Thị Lệ Thủy chỉ sử dụng facebook để giao lưu với cộng đồng làm nông nghiệp sạch, chia sẻ quá trình canh tác nhưng nhiều người comment hỏi mua, rồi dần dần facebook, zalo thành kênh quảng bá và bán hàng chính.

Mỗi lần livestream, HTX có thể chốt bán vài tạ cam, chưa kể các bài đăng lẻ, đăng trong hội nhóm. Công nghệ đã giúp kết nối những mối hàng từ Bắc vào Nam, mang tới cho hợp tác xã hàng nghìn đơn hàng.

Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm còn xây dựng thêm fanpage cho hợp tác xã và hướng dẫn các thành viên khác livestream bán hàng trên trang cá nhân. Ngoài ra, Hợp tác xã 3T Farm còn phối hợp với Bưu điện huyện Cao Phong xúc tiến đưa cam và sản phẩm chế biến từ cam lên sàn thương mại điện tử Postmart. Hiện tại, Hợp tác xã cơ bản chủ động về đầu ra, 70 - 80% đơn hàng được chốt qua nền tảng công nghệ, thay vì chờ thương lái đến vườn thu mua như trước kia.

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản sạch, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho thương hiệu cam Cao Phong, những năm trở lại đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với sàn thương mại điện tử Sendo đã mở “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn Sendo. Thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”, hàng ngàn tấn cam Cao Phong nói riêng cũng như những sản phẩm của Hợp tác xã 3T Farm nói chung đã được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước.

Câu chuyện của Hợp tác xã 3T Farm cho thấy, việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong nông nghiệp là vô cùng cần thiết. Bằng cách liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp và tận dụng các kênh bán hàng online, các hợp tác xã có thể xây dựng được những thương hiệu nông sản mạnh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và đời sống của người nông dân.

Nguyễn Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hòa Bình

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Măng nứa sấy khô Tân Xuân lan tỏa đặc sản của núi rừng Tây Bắc