Thứ tư 04/12/2024 15:36

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu là một trong những trở ngại lớn khiến ngành thời trang của Việt Nam chưa phát triển mạnh.

Những năm gần đây, doanh nghiệp dệt may trong nước đã tích cực phát triển mảng thời trang tại thị trường trong nước. Nhiều thương hiệu dành riêng cho nữ và nam giới đã được doanh nghiệp tung ra thị trường.

Ông Phạm Tiến Lâm - Tổng giám đốc Tổng công ty Đức Giang - CTCP, cho hay, nhiều thương hiệu thời trang của Đức Giang như S.PEARL, HeraDG… đang được người tiêu dùng quan tâm.

Trong điều kiện thị trường bán lẻ cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các nền tảng thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi, sức cầu thị trường yếu sau đại dịch, việc Tổng công ty Đức Giang tiếp tục giới thiệu đến khách hàng trong nước những thương hiệu mới là một minh chứng cho việc kiên định với định hướng phát triển thị trường nội địa bằng những sản phẩm thời trang chất lượng, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường”, ông Lâm nhấn mạnh.

Chủ động nguyên phụ liệu là giải pháp quan trọng cho phát triển thương hiệu thời trang Việt. Ảnh: Thu Hường

Lãnh đạo Tổng công ty Đức Giang cũng cho hay, phát huy thế mạnh về thiết kế và sản xuất, doanh nghiệp liên tiếp cho ra đời các bộ sưu tập ứng dụng, ưu tiên sử dụng nguyên liệu tái tạo, thân thiện môi trường đã được khách hàng đánh giá cao.

Dù vậy, xây dựng và phát triển các thương hiệu thời trang Việt vẫn là cuộc chơi của các “ông lớn” trong ngành. Bởi lẽ, không tính đến các chi phí cho hệ thống phân phối, nghiên cứu và phát triển thị trường, thiết kế sản phẩm… chủ động được đa dạng nguyên phụ liệu phù hợp cho sản xuất cũng là vấn đề lớn, nhất là trong bối cảnh phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Mặt khác, ngành dệt mayđịnh hướng phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, có nghĩa sẽ tập trung sản xuất theo hướng ODM (tự chủ thiết kế mẫu, thu mua nguyên vật liệu, cắt may, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói và ship hàng), OBM (từ khâu xây dựng thương hiệu cho đến tạo mẫu thiết kế, tìm nguyên liệu đầu vào, gia công sản phẩm và chuyển sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng đều được thực hiện bởi nhà máy sản xuất).

Tuy nhiên như lời ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành đang làm thời trang trên nguyên liệu của người khác. Ngành công nghiệp sản xuất vải của Việt Nam đang không bắt kịp với xu thế ngành công nghiệp thời trang thế giới, nên chúng ta phải nhập khẩu phục vụ sản xuất. Muốn làm thương hiệu phải có cái gốc là nguyên liệu, hay nói cách khác, nếu không có nguyên liệu không thể làm được thương hiệu.

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho rằng, khi chủ động được nguyên phụ liệu trong nước mới có thể nói tới phát triển công nghiệp thời trang. Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Chính phủ ban hành từ cuối năm 2022 có đề cập câu chuyện phát triển nguyên phụ liệu, song đến nay chưa đi vào thực tiễn đời sống.

Tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Da giày Việt Nam và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đề xuất thành lập Trung tâm nguyên phụ liệu phục vụ ngành thời trang. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động chuyển theo hình thức xuất khẩu cao hơn thay vì gia công chủ yếu, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trong nước phát triển, dễ rà soát nguồn gốc, phục vụ ngành thời trang trong nước trước khi vươn ra thế giới…

Việc đề xuất thành lập trung tâm không phải là vấn đề mới, song đến nay việc triển khai vẫn chưa thành công. Đơn cử, một số doanh nghiệp đã đầu tư, xây dựng nguyên phụ liệu nhưng chưa thu được kết quả cao, có đơn vị phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động.

Do vậy, từ kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, nguồn lực, đất đai giúp các doanh nghiệp ổn định đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như đẩy mạnh việc giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cũng theo đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam, để phát triển được nguồn nguyên phụ liệu trong nước cần sự hiểu và chia sẻ của các địa phương. Hiện các địa phương cứ nghe đến dự án dệt nhuộm mà từ chối do lo ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là khả thi.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2025

PMI tháng 11 đạt 50,8 điểm, ngành sản xuất Việt Nam cải thiện tháng thứ 2 liên tiếp

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: Việt Nam giới thiệu 68 chủng loại khí tài

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Phát triển kinh tế xanh: cần hành động quyết liệt và chính sách đột phá

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Áp thuế VAT 5%: Quyết sách ‘đúng và trúng' tạo đột phá tăng trưởng cho ngành phân bón Việt Nam

Quảng Bình: Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại dự báo tăng trong năm 2024

Khai mạc Triển lãm Vinachem Expo 2024: Ngày hội lớn của ngành công nghiệp hóa chất

Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích

Nhiều vũ khí hiện đại từ gần 40 quốc gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp hoá chất giảm sự cố trong quá trình hoạt động

Công nghệ igus Mobile Shore Power Outlet (iMSPO) cấp điện bờ tại cảng an toàn, nhanh chóng và linh hoạt

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo