Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Đức sẽ tăng nhờ EVFTA?

Năm 2021, Đức giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam do dịch bệnh Covidd-19, tuy nhiên dự báo thương mại cà phê giữa Việt Nam – Đức sẽ diễn ra sôi động trở lại nhờ dịch bệnh được kiểm soát và lợi thế từ EVFTA.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế cho biết, nhập khẩu cà phê vào thị trường Đức trong 10 tháng năm 2021 đạt 1,020 triệu tấn, trị giá 3,34 tỷ USD, tăng 0,8% về lượng và tăng 13,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

10 tháng năm 2021, Đức tăng nhập khẩu chủng loại cà phê HS 090111 (trừ cà phê rang xay và loại bỏ caffein), tốc độ tăng trưởng 0,3% về lượng và tăng 13,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 940,16 nghìn tấn, trị giá 2,61 tỷ USD. Thị phần nhập khẩu cà phê có mã HS 090111 chiếm 91,68% trong 10 tháng năm 2021, thấp hơn so với thị phần 92,13% trong 10 tháng năm 2020.

3729-20
Cà phê tiếp tục xu hướng tăng giá

Tương tự, Đức tăng nhập khẩu chủng loại cà phê rang HS 090121 (không bao gồm cà phê đã khử caffein), mức tăng 7,4% về lượng và tăng 12,1% về trị giá. Thị phần chủng loại cà phê có mã HS 090121 chiếm 8,03% trong 10 tháng năm 2021, cao hơn so với thị phần 7,54% trong 10 tháng năm 2020.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức 10 tháng đầu năm 2021 đạt mức 3.256 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ hầu hết các nguồn cung đều tăng, ngoại trừ giá nhập khẩu từ Uganda giảm 5,0%.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Đức từ Brazil trong 10 tháng năm 2021 đạt 379,5 nghìn tấn, trị giá 998,28 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 32,26% trong 10 tháng năm 2020 lên 37,01% trong 10 tháng năm 2021.

Ngược lại, Đức giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2021, giảm 15,8% về lượng và giảm 6,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 175 nghìn tấn, trị giá 312,75 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức giảm từ 20,42% trong 10 tháng năm 2020 xuống 17,05% trong 10 tháng năm 2021. Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 là nguyên nhân khiến hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Đức gặp khó khăn.

Đức là thị trường tiêu thụ cà phê lớn tại châu Âu, với nhu cầu tăng cao. Cà phê Arabica được coi là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất và được dự báo sẽ cải thiện trong giai đoạn 2020-2025 do thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng ưa chuộng cà phê đặc sản. Trong đó, cà phê xay chiếm thị phần lớn do tiện lợi trong tiêu thụ và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng Đức.

Đức cũng là một trong những nước nhập khẩu cà phê nhân lớn trên thế giới. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại thị trường nội địa, Đức còn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 3 của châu Âu. Do đó, Đức được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với các nước sản xuất cà phê.

Sang năm 2022, thương mại cà phê Việt Nam – Đức được dự báo sẽ diễn ra sôi động trở lại. EVFTA sẽ giúp ngành hàng cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Đức. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam cần nắm bắt thị hiếu tiêu dùng cà phê của Đức để nâng cao được giá trị và gia tăng thị phần.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giá cà phê hôm nay

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Mobile VerionPhiên bản di động