Thứ sáu 22/11/2024 11:56

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến cho Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030

Ngày 29/7, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến cho Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030.

Ông Trần Mỹ Dũng, Vụ trưởng Vụ Địa chất (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chiến lược khoáng sản 2427) tại các Bộ và địa phương.

Mặt khác, Bộ đã chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ có liên quan để đánh giá cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về khoáng sản, kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010. Trên cơ sở đó, nội dung Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược 2427 đã hoàn thành và đưa vào nội dung Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến của 9 Bộ, ngành liên quan và 63 tỉnh, thành phố.

Về xây dựng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427 đã đánh giá những tồn tại, hạn chế trong định hướng thăm dò khoáng sản, nhất là trong khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; đánh giá những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tồn tại, hạn chế, trong đó, có yếu tố biến động lớn về thị trường khoáng sản trong nước và trên thế giới trong những năm qua tới sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và tác động trực tiếp tới việc thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427. Từ đó, đã đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho định hướng chiến lược khoáng sản, công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn mới (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy kiến cho Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Chiến lược với tên gọi: “Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Góp ý cho dự thảo chiến lược, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nhiệm vụ trên cơ sở căn cứ vào ngân sách Nhà nước và rà lại mục tiêu; phân rõ nhiệm vụ nào sử dụng vốn đầu tư, vốn đầu tư thường xuyên, nhiệm vụ nào có khả năng xã hội hóa cao; làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong chiến lược, cũng như của Trung ương và địa phương trong mỗi nhiệm vụ.

Trong khi đó, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị, trong phần quan điểm chỉ đạo của Quyết định phê duyệt Chiến lược, cần bổ sung thêm một nội dung mục về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; bổ sung thêm 1 nội dung về xuất khẩu khoáng sản vào quan điểm chỉ đạo: “Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản ổn định, bảo đảm quyền lợi của nhà nước và doanh nghiệp; không xuất khẩu khoáng sản thô, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến tạo ra giá trị tăng cao”.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tin cùng chuyên mục

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu