Thứ ba 05/11/2024 17:22

Bộ Công Thương: Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khâu hàng công nghiệp

Nhằm thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu (XK) hàng công nghiệp, đồng thời lắng nghe ý kiến của cộng đồng DN, chuẩn bị tổ chức Hội nghị chuyên đề về giải pháp tổng thể hỗ trợ XK sắp tới, ngày 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có buổi làm việc với các hiệp hội, DN ngành công nghiệp.  
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại buổi làm việc

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, kim ngạch hàng hóa XK năm 2017 ước tính đạt 213,77 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016. Trong đó, kim ngạch XK nhóm hàng công nghiệp tiếp tục giữ vai trò quan trọng của bức tranh XK chung của cả nước với 81,3%, tăng 1,1% so với năm 2016. Cụ thể, nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 174 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2016, cao hơn mức tăng trưởng năm 2016 (11%). Đây là năm thứ 6 liên tiếp tốc độ tăng trưởng XK của nhóm hàng công nghiệp chế biến giữa ổn định và cao hơn tốc độ tăng trưởng XK chung.

Hầu hết các mặt hàng công nghiệp đều có sự tăng trưởng với mức cao nhất, đạt 55,1%, mức thấp nhất, đạt 2,4%. Trong số 32 mặt hàng công nghiệp chế biến, có đến 28 mặt hàng tăng trưởng 2 con số. Có 19 mặt hàng có giá trị XK cao trên 1 tỷ USD, trong đó có 3 mặt hàng mới là hóa chất, thủy tinh và sản phẩm thủy tinh, đồ chơi và dụng cụ thể thao.

Đặc biệt trong năm 2017, có 3 mặt hàng là xi măng clanke, phân bón, chất dẻo nguyên liệu đã có sự bứt phá XK mạnh mẽ trong khi năm 2016 tăng trưởng âm.

Các thị trường XK chính của nhóm hàng công nghiệp chế biến vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Cụ thể, thị trường Mỹ đạt khoảng 35,8 tỷ USD, tăng 8,2%; thị trường EU đạt 31,1 tỷ USD, tăng 23,9%; thị trường Trung Quốc đạt 25,5 tỷ USD, tăng 83,9%; tiếp đến là Nhật Bản tăng 13,4%, Hàn Quốc tăng 30,4% so với năm 2016.

3 tháng đầu năm, kim ngạch XK ước đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ. Nhóm hàng công nghiệp đạt khoảng 45,3 tỷ USD, tăng 26,3% so với cùng kỳ.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, mặc dù XK hàng công nghiệp đã đạt những kết quả khả quan, tuy nhiên trong thời gian tới, dự kiến một số ngành công nghiệp XK sẽ gặp khó khăn do vấp phải hàng loạt chính sách phòng vệ thương mại, hàng rào phi thuế quan của các nước, đặc biệt là biện pháp áp dụng thực hiện chính sách bảo hộ của Mỹ… Tại buổi làm việc, đại diện các hiệp hội, DN thuộc các nhóm ngành như: Dệt may, da giày và túi xách, thép, xi măng... đã báo cáo ngắn gọn kết quả XK năm 2017, khả năng sản xuất, XK năm 2018, đồng thời nêu những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị đề xuất hướng giải quyết.

Các DN đều nhận định, tình hình XK năm 2018 khả quan, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn về cơ chế, chính sách liên quan đến nhập khẩu nguyên vật liệu, thuế, tỷ giá, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, lao động, tiền lương, môi trường, phát triển công nghiệp hỗ trợ, chi phí logistics, công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, các biện pháp phòng vệ thương mại, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái...

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá cao nỗ lực của các DN, hiệp hội trong thúc đẩy XK, đóng góp tăng trưởng chung của đất nước. Thứ trưởng cũng gợi ý định hướng phát triển cho từng nhóm ngành hàng cụ thể, đồng thời cho biết tất cả các ý kiến sẽ được tổng hợp báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương bám sát nhiệm vụ, kế hoạch của ngành; chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho DN thúc đẩy sản xuất, XK năm 2018 và các năm tiếp theo.

Đình Dũng

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng kỷ lục trong 10 tháng năm 2024

Hai nền tảng số quản trị doanh nghiệp được vinh danh sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Hải Dương: 4 doanh nghiệp liên tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Thương mại hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế 10 tháng

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?