Thứ hai 23/12/2024 00:56

Bộ Công Thương gỡ khó để doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp nhiều rào cản, khó khăn để bắt đầu.

4 rào cản của doanh nghiệp

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, tại Việt Nam, tiềm năng và dư địa của xuất khẩu qua thương mại điện tử cho doanh nghiệp còn rất lớn. Trong năm 2022, giá trị xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt hơn 80 ngàn tỷ đồng. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thông qua thương mại điện tử của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 ngàn tỷ đồng vào năm 2027 nếu doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.

Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có cơ hội thành công trên thị trường này nếu tiếp cận một cách bài bản và xây dựng một chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp cận tới các nền tảng thương mại điện tử khổng lồ, đã phát triển mang tầm quốc tế như: Amazon, Walmart, Alibaba,… vẫn còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường.

Tại Việt Nam, tiềm năng và dư địa của xuất khẩu qua thương mại điện tử cho doanh nghiệp còn rất lớn

Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã từng chỉ ra một số rào cản như:

Thứ nhất, là rào cản về quy định khắt khe của thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải nắm bắt được những quy định của từng thị trường và quy định với những loại hàng hoá khác nhau. Đồng thời, tuân thủ đúng hành lang pháp lý khi kinh doanh trên môi trường quốc tế.

Thứ hai, là rào cản về năng lực của doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường để đáp ứng đúng sở thích và tâm lý của người tiêu dùng nước ngoài; chưa đủ các kỹ năng, kiến thức về marketing trong thương mại điện tử xuyên biên giới; chưa có đội ngũ chuyên nghiệp xây dựng định hướng và chiến lược kinh doanh dài hạn.

Thứ ba, là rào cản về chi phí để tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh các chi phí sản xuất, phân phối thông thường còn có các chi phí về marketing, chi phí vận tải, chi phí lưu kho…

“Tuy nhiên, với các doanh nghiệp có nguồn lực mạnh và đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới, có thể tối ưu các chi phí này. Đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nên có tư vấn từ các chuyên gia trong ngành hoặc một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp” - bà Lại Việt Anh nói.

Thứ tư, là rào cản về vấn đề logistics. Doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình vận hành logistics trong thương mại điện tử xuyên biên giới, phương án bảo quản hàng hoá hiệu quả, tính toán được phương án logistics tối ưu, chi phí thấp để hàng hóa có giá bán cạnh tranh nhất.

Nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp

Cũng theo lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, để hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, vươn ra thị trương quốc tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, quy định, nghị định và văn bản.

Có thể kể đến Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, với rất nhiều giải pháp như nâng cao năng lực, đào tạo cho doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp đến các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi số, mở website, tham gia các sàn thương mại điện tử hoặc những chương trình thương mại điện tử thường niên để kích cầu thị trường, để mở rộng thị trường bán hàng xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử.

Cùng với đó là Nghị định 80/2020/NĐ-CP hướng dẫn luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đưa ra những mức hỗ trợ rất cụ thể đối với doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số; hoặc khi tham gia bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử lớn. Cụ thể, hỗ trợ 50% chi phí mở gian hàng và duy trì gian hàng trên những nền tảng thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, còn có Quyết định số 1415/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án thúc đẩy doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các mạng phân phối toàn cầu, trong đó coi hỗ trợ doanh nghiệp tham gia bán hàng thương mại điện tử xuyên biên giới mà một giải pháp cốt lõi.

8 nhóm giải pháp toàn diện của Go Export hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử

Nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ các rào cản đang gặp phải, hướng tới mục tiêu doanh nghiệp Việt tiếp cận và xuất khẩu thành công qua nền tảng thương mại điện tử, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) cũng đã có một số hoạt động nghiên cứu và hợp tác với các sàn thương mại điện tử lớn và các đối tác có nguồn lực, giải pháp kỹ thuật cũng như quy trình vận hành cùng đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm để triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới - Go Export.

Điểm khác biệt của Chương trình là sự đồng hành xuyên suốt của đội ngũ chuyên môn trong dài hạn, giúp doanh nghiệp tối ưu hoá các chi phí, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Go Export hỗ trợ doanh nghiệp với 8 nhóm giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tháo gỡ tất cả các khâu từ bước nghiên cứu sản phẩm, xây dựng kế hoạch kinh doanh, thủ tục pháp lý, logistic, marketing… đến khi bán được hàng và xa hơn là tối ưu doanh số trên sàn thương mại điện tử quốc tế.

Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, trong thời gian tới, Chương trình Go Export sẽ tiếp tục mở rộng việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt tiếp cận và xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử quốc tế, đặc biệt là qua nền tảng thương mại điện tử lớn như Amazon với lượng khách hàng khổng lồ trên toàn cầu.

Đồng thời, tổ chức các buổi trao đổi trực tiếp giữa các chuyên gia và lãnh đạo doanh nghiệp, giúp đánh giá tiềm năng của thị trường xuất khẩu và nghiên cứu sơ bộ các sản phẩm, đưa ra tư vấn tổng quan cho doanh nghiệp. Sau đó, với các doanh nghiệp phù hợp tham gia chương trình, đội ngũ chuyên môn và các chuyên gia sẽ xây dựng chiến lược dài hạn và đồng hành xuyên suốt cùng doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu qua nền tảng thương mại điện tử.

“Doanh nghiệp quan tâm và cần được hỗ trợ tư vấn về chương trình Go Export, có thể liên hệ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số qua đầu mối Trung tâm Tin học và Công nghệ số” - bà Lại Việt Anh nói.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu