Thứ ba 05/11/2024 11:16

Bình Thuận: Phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, thúc đẩy kinh tế địa phương

Với việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, tỉnh Bình Thuận đang từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Sở Công Thương /chu-de/tinh-binh-thuan.topic, đến nay, toàn tỉnh có 137 chợ đang hoạt động, trong đó có 1 chợ hạng 1, 14 chợ hạng 2 và các chợ hạng 3. Ngoài ra, tỉnh còn hình thành hệ thống chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ hiện đại rộng khắp với nhiều hình thức đa dạng.

Chợ Hàm Tiến, phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận tấp nập khách ra vào mua bán

Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại được quan tâm hơn, hàng năm đều triển khai các chương trình kích cầu, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo gắn với hưởng ứng tích cực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị.

Chính sự xuất hiện và phát triển của chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi không chỉ người dân được hưởng lợi mà còn góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong và ngoài tỉnh, nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cho địa phương.

Đến nay, hoạt động giao thương, mua sắm của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt. Thị trường hàng hóa cũng đa dạng, thông suốt giữa Bình Thuận với các vùng miền của cả nước. Mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi dần được hình thành không những ở thành thị mà còn phát triển tại địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo nên đảm bảo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân.

Để hạ tầng thương mại tiếp tục phát triển ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian tới tỉnh Bình Thuận sẽ đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, khai thác hệ thống chợ, chợ đầu mối, trung tâm thương mại... tại các đô thị và khu vực nông thôn theo quy hoạch; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phát triển chợ trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển siêu thị, cửa hàng tiện lợi với các hình thức thanh toán linh hoạt, chú trọng phát triển thương mại điện tử.

Đồng thời, quan tâm hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng chợ. Lồng ghép việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để nâng cấp, cải tạo hạ tầng chợ nông thôn, trong đó ưu tiên khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để dần thay đổi diện mạo thương mại và rút ngắn khoảng cách với các chợ vùng trung tâm…

Đáng chú ý, UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có văn bản hướng dẫn đánh giá và xét công nhận tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, xã được xét công nhận đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới phải đáp ứng 1 trong 2 trường hợp sau: Trường hợp 1, đối với xã có chợ đang hoạt động và nằm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, định hướng phát triển thì xét chợ đạt tiêu chuẩn. Trường hợp 2, đối với xã không có chợ nông thôn hoặc có chợ được quy hoạch nhưng thực tế chưa đầu tư xây dựng chợ thì xét xã có cơ sở bán lẻ bao gồm: Siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi hoặc cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt tiêu chuẩn. Đối với xã không có hoặc chưa có cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thực hiện theo quy định tại Mục II, Chương III về hướng dẫn thực hiện và xét tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, xã được xét công nhận đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới nâng cao phải đáp ứng điều kiện là xã có chợ đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới theo quy định và đáp ứng các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn TCVN 11856:2017 - Chợ kinh doanh thực phẩm.

Đối với cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thẩm định đánh giá tiêu chí chợ nông thôn mới, trong trường hợp xã không có chợ nông thôn thì thẩm định đánh giá tiêu chí cơ sở bán lẻ khác. Đối với cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn mới nâng cao, tổ chức rà soát, đánh giá lại các tiêu chí chợ nông thôn mới đã được công nhận, để đảm bảo duy trì đạt tiêu chí chợ đạt chuẩn nông thôn mới.

Đồng thời, tổ chức thẩm định đánh giá tiêu chí chợ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Sau khi hoàn thành đánh giá, chấm điểm theo bảng điểm, nếu kết quả đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, UBND huyện, thị xã, thành phố gửi về Sở Công Thương tổng hợp, tổ chức thẩm định tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại địa phương.

Đến nay toàn tỉnh có 72/93 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt hơn 77%; trong đó có 1 xã Trà Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tỉnh Bình Thuận cũng tiếp duy trì 2 đơn vị cấp huyện gồm Phú Quý, Đức Linh đạt chuẩn nông thôn mới.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có 80% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, tương đương 75 xã, trong đó có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí,..

Cũng trong gian đoạn này, Bình Thuận tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn gắn với thực hiện có hiệu quả phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững và thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nói riêng, hạ tầng thương mại nông thôn nói riêng đồng bộ và từng bước hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn, thực hiện hiệu quả Tiêu chí về hạ tầng thương mại nông thôn, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới,…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn