Bình Dương: Tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP được Bình Dương đẩy mạnh triển khai. Đến nay toàn tỉnh có 103 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng địa phương.
Khai mạc Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc trưng các vùng, miền tại TP. Hồ Chí Minh Tiền Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản

Nâng cao giá trị sản phẩm

Thời gian qua, Chương trình OCOP được tỉnh Bình Dương chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần khai thác tiềm năng của địa phương, nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Bình Dương: Tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Đến nay, tỉnh Bình Dương có 49 chủ thể kinh tế có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP với 103 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao

Đến nay, tỉnh Bình Dương có 49 chủ thể, gồm: 15 doanh nghiệp, 11 hợp tác xã, 6 trang trại, 1 tổ hợp tác, 16 cơ sở sản xuất - hộ kinh doanh có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP với 103 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 đến 4 sao. Trong đó, có 10 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao như: Dưa lưới U&I, dưa lưới Kim Long, bưởi da xanh Tân Mỹ, cam sành Thịnh Thương, cam sành Năm Hạng, tương ớt Vị Hảo, tổ yến Hiếu Hằng, ổi tươi của Hợp tác xã Nông nghiệp Ổi Thanh Kiên…

Đáng chú ý, nhiều sản phẩm sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP đã xây dựng được thương hiệu và có thị trường tiêu thụ ngày càng rộng mở, đặc biệt doanh số bán ra ngày càng tăng, góp phần nâng cao lợi nhuận cho các chủ thể. Đơn cử như sản phẩm OCOP 3 sao tổ yến của Công ty TNHH yến Hiếu Hằng tại huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương). Đây là một trong những sản phẩm OCOP và mô hình OCOP tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.

Tương tự, Hợp tác xã cây ăn quả Tân Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên) cũng có sản phẩm OCOP 4 sao được công nhận gần 3 năm nay. “Được công nhận sản phẩm bưởi da xanh OCOP 4 sao đã nâng tầm giá trị, sản phẩm tiêu thụ tốt hơn. Thương lái hay doanh nghiệp đến thu mua khi thấy sản phẩm được công nhận OCOP thì họ cũng yên tâm vì được trồng theo theo tiêu chuẩn VietGAP, từ đó giá cả cao hơn những sản phẩm chưa đạt OCOP” - ông Lê Minh Sang - Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả Tân Mỹ chia sẻ.

Bình Dương: Tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP
Doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại hội nghị - hội chợ kết nối cung cầu hàng hóa tại Bình Dương

Theo ghi nhận, thời gian qua, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ nông dân sản xuất tiêu thụ sản phẩm OCOP, tỉnh Bình Dương đã có nhiều giải pháp thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP. Đặc biệt, sau khi các chủ thể được công nhận OCOP tỉnh Bình Dương phối hợp với Bộ Công Thương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại thông qua các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, hội chợ cấp khu vực… Qua đó tạo điều kiện cho các sản phẩm được quảng bá, kết nối với hệ thống siêu thị, nhà phân phối để nông dân, hợp tác xã ký gửi và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP

Ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết: Nhằm tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn năm 2021-2025. Qua đó, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn, phát triển nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Đến năm 2025, phấn đấu 100% số xã trong toàn tỉnh có sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Trong đó, có thêm 150 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên và ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa và ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP…

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Bình Dương tiếp tục thực các giải pháp hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, hình thành hệ thống các điểm bán hàng OCOP, kênh thương mại điện tử sản phẩm OCOP… Đồng thời, xây dựng chính sách hỗ trợ các chủ thể và các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, bảo đảm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

"Để công tác xúc tiến thương mại, truyền thông rộng rãi cho sản phẩm OCOP, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan cùng doanh nghiệp đồng hành để phối hợp tổ chức các chương trình hội chợ, hội nghị, triển lãm, giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết, tìm kiếm đầu ra. Cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên môi trường công nghệ số, các trang mạng, sàn thương mại điện tử uy tín cho các sản phẩm OCOP của tỉnh. Đồng thời, xây dựng bộ cẩm nang sản phẩm OCOP của tỉnh hoặc lồng ghép với các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư, du lịch, thương mại để giới thiệu sâu - các sản phẩm thế mạnh, tiêu biểu của tỉnh đến khách hàng trong ngoài nước"- bà Phan Thị Khánh Duyên - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết.

Để tiếp tục mở rộng thị trường, đưa sản phẩm OCOP vươn xa, hướng đến xuất khẩu, UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp tăng cường quảng bá, giới thiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ đó, đưa các sản phẩm OCOP của địa phương đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình OCOP

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Xem thêm