Thứ bảy 28/12/2024 07:23

Bình Định: Hội thảo về kết nối các doanh nghiệp thương mại điện tử

Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử.

Sáng ngày 24/9, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Theo đó, vai trò của thương mại điện tử trong việc kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế ngày càng quan trọng. Thương mại điện tử đã và đang tạo ra những cơ hội to lớn trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện trải nghiệm mua sắm và giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hoạt động.

Các đại biểu và khách mời tham dự tại Hội thảo

"Hội thảo hướng dẫn, định hướng kết nối doanh nghiệp với các doanh nghiệp thương mại điện tử trong cả nước phát triển thị trường thông qua thương mại điện tử cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên" là sự kiện quan trọng nhằm thúc đẩy việc ứng dụng thương mại điện tử, kết nối doanh nghiệp trong khu vực với các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, giúp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong thời kỳ hiện đại hóa.

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng: “Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, được dễ dàng tiếp cận thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh, và nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc kết nối với các giải pháp thương mại điện tử tiên tiến không chỉ mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương được tiếp cận thị trường trong nước mà còn mở ra những tiềm năng lớn hơn cho hoạt động xuất khẩu, nhất là với các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung – Tây Nguyên”.

Ông Võ Văn Khanh- Trưởng Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam- Khu vực miền Trung- Tây Nguyên trình bày tham luận

Hội thảo lần này là cơ hội để các doanh nghiệp cùng thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về thương mại điện tử và tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm phát triển thị trường, đẩy mạnh việc kết nối giữa các doanh nghiệp với các nền tảng thương mại điện tử lớn như Shopee, TikTok Shop, Alibaba, và các giải pháp logistics toàn diện. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao giá trị thương hiệu, và tối ưu hóa các quy trình vận hành. Giúp các doanh nghiệp không chỉ củng cố thị trường nội địa mà còn có thể vươn ra thị trường quốc tế, nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu”- ông Hoàng chia sẻ.

Bên cạnh đó, hội thảo còn có nhiều tham luận của các đơn vị tham gia như: Thúc đẩy giải pháp thương mại điện tử – chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp – hộ kinh doanh tỉnh Bình Định và liên kết xuất khẩu sản phẩm khu vực miền Trung – Tây Nguyên thông qua kết nối giao thương của Đại diện Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam; Các giải pháp và chính sách hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung - Tây Nguyên thông qua Shopee của Đại diện Sàn TMĐT Shopee; Các giải pháp logistics toàn diện, bảo hiểm cho nông sản & các sản phẩm khu vực miền Trung - Tây Nguyên của Đại diện Logsun Global Logistics…

Ông Võ Văn Khanh- Trưởng Đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam- Khu vực miền Trung- Tây Nguyên cho rằng: “Vai trò của nhà sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ thương mại là rất quan trọng. Nhà sản xuất ngoài vai trò là nguồn cung cấp chính các sản phẩm dịch vụ đưa lên các sàn thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng thì doanh nghiệp thương mại khi thông qua nhà sản xuất còn có thể kết nối trực tiếp đến khách hàng. Ngoài ra, cần tạo ra mối liên kết vùng để liên kết giao thương và phát triển sản phẩm trong khu vực”.

Chương trình hội thảo cũng quy tụ được nhiều đại diện từ các sàn thương mại điện tử hàng đầu và các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thương mại điện tử uy tín trên toàn quốc là minh chứng cho sự quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ trong việc đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử của tỉnh Bình Định và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Thông qua việc tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp địa phương và các đối tác công nghệ, chúng ta có thể không ngừng cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, từ đó giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua những rào cản trong quá trình chuyển đổi số.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thảo dược Việt Nam - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?