Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long Quảng Bình: Hoa quả ngoại và sản phẩm OCOP hứa hẹn ''hút khách'' dịp Tết Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh |
Độc đáo món ngon từ biển cả
Với thành phần chính là 95% cá khoai khô và 5% gia vị tự nhiên như đường, muối, bột ngọt, ớt và mè, cá khoai rim Đầm Sen là món ăn được nhiều du khách lựa chọn để làm quà khi đến du lịch Bình Thuận.
Món ăn này là sự hòa quyện hoàn hảo giữa vị cay nhẹ, ngọt thanh và mặn mà và hương vị đặc trưng của cá biển, khiến những người sành ăn cũng phải hài lòng. Là thực phẩm chế biến sẵn, cá khoai rim Đầm Sen phù hợp cho những dịp tụ họp bạn bè, gia đình hoặc các chuyến dã ngoại, bởi sự tiện lợi trong việc đóng gói và dễ dàng mang theo.
Cá khoai rim Đầm Sen được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon – cá khoai được đánh bắt ở biển Bình Thuận. Ảnh chụp màn hình |
Cá khoai rim Đầm Sen là một trong những sản phẩm đặc sản nổi bật của Công ty TNHH Thương Mại Chế Biến Hải Sản Đầm Sen, được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon – cá khoai được đánh bắt ở biển Bình Thuận. Là một doanh nghiệp chuyên chế biến hải sản, công ty chú trọng đầu tư vào cải tiến máy móc, chuẩn hóa quy trình sản xuất và đóng gói để đưa ra những sản phẩm chỉnh chu, đáp ứng được tiêu chuẩn cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Cá khoai rim Đầm Sen không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein và canxi, tốt cho sức khỏe. Sự kết hợp độc đáo của các gia vị và cá khoai tươi ngon đã làm nên một món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam, từ bữa ăn hàng ngày cho đến những dịp đặc biệt.
Với mục tiêu chinh phục thị trường trong và ngoài nước, Công ty TNHH Thương Mại Chế Biến Hải Sản Đầm Sen đã đầu tư chi phí lớn để xây dựng quy trình sản xuất cá khoai rim Đầm Sen nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng.
Chính vì vậy, khi bắt đầu tiếp cận các sàn thương mại điện tử lớn, doanh nghiệp dễ dàng đưa sản phẩm cá khoai rim Đầm Sen “lên sàn” để tiếp cận rộng rãi thị trường. Trong đó, việc đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử như Sàn Việt (sanviet.vn) đã thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường các địa phương lân cận, tiến đến phủ sóng thị trường 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Ngoài việc mở rộng thị trường, việc đưa cá khoai rim Đầm Sen lên Sàn Việt (sanviet.vn) còn giúp Công ty TNHH Thương Mại Chế Biến Hải Sản Đầm Sen nâng cao khả năng quản lý bán hàng trực tuyến, từ việc cập nhật sản phẩm, hình ảnh, thông tin chi tiết về sản phẩm, đến sử dụng phương thức thanh toán và vận chuyển hiệu quả. Từ đó, việc bán hàng của doanh nghiệp được vận hành trơn tru, rõ ràng, doanh số bán hàng tăng trưởng tốt.
Liên kết các địa phương, thúc đẩy thị trường nội địa
Được biết, Sàn Việt (sanviet.vn) là sàn thương mại điện tử hợp nhất do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng, thuộc Đề án xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh thành nằm trong Kế hoạch tổng thể Phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đây là lời giải cho bài toán của các địa phương, khắc phục hạn chế trong thực trạng xúc tiến thương mại trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử. Bằng một sàn thương mại điện tử chung cho cả nước, liên kết trực tiếp với sàn thương mại điện tử của các địa phương, Bộ Công Thương sẽ tạo được môi trường để thúc đẩy các địa phương phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, hỗ trợ sản phẩm địa phương vươn tầm mạnh mẽ trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tại Bình Thuận, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng sàn thương mại điện tử Bình Thuận (www.binhthuan.sanviet.vn), được kết nối trực tiếp với sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) và sàn thương mại của các tỉnh, thành trên cả nước.
Mục tiêu của Sàn Việt là không chỉ là phát triển thị trường thương mại điện tử cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương, mà còn là cầu nối cho các sản phẩm, dịch vụ từ các địa phương khác nhau kết nối giao thương một cách hiệu quả. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành phố lớn và các tỉnh thành, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở mọi khu vực, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.
Với mạng lưới liên kết rộng lớn và mạnh mẽ này, sàn thương mại điện tử Bình Thuận đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho người tiêu dùng; kết nối người bán và người mua một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Sàn thương mại điện tử Bình Thuận mở ra nhiều cơ hội liên kết, hợp tác cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất của địa phương, nhờ vậy, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh tiếp cận rộng rãi với khách hàng trên cả nước. Việc tham gia một sàn thương mại điện tử liên kết với cả nước cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử. Từ đó, thúc đẩy mạnh mẽ việc sản xuất của các sản phẩm địa phương.
Sự phát triển của sàn thương mại điện tử Bình Thuận đóng vai trò chủ chốt trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, tối ưu hóa quy trình sản xuất và gia tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, sự hỗ trợ của chính quyền và các cơ quan chức năng sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất có thể dễ dàng tham gia vào môi trường thương mại điện tử, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Được biết, thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cũng có nhiều chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh trên địa bàn thông qua các chương trình đào tạo về thương mại điện tử, kỹ thuật quảng bá sản phẩm online và kết nối với các dịch vụ thanh toán, vận chuyển.
Sở Công Thương tỉnh Bình Định cũng tăng cường quản lý, giám sát hàng hóa trên môi trường mạng, nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các doanh nghiệp lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.
Nhiều giải pháp đã được triển khai để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tối ưu hóa sàn thương mại điện tử Bình Thuận để phục vụ công tác bán hàng, mở rộng thị trường. Trong đó, nổi bật như triển khai các giải pháp về thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt; sử dụng hợp đồng điện tử; thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc trưng thông qua phương thức giao dịch trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, tiêu thụ trong nước cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu…
“Sở Công Thương cũng quan tâm phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử và kinh tế số thông qua các khóa đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử và kinh tế số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử, cũng như ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số vào hoạt động của doanh nghiệp…”, ông Võ Văn Hòa, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho hay.