Thứ sáu 22/11/2024 18:01

"Biển người" hòa vào Lễ hội ánh sáng Buôn Ma Thuột

Hàng chục nghìn người dân địa phương, du khách chen chân dự Lễ hội ánh sáng trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.
Gần 22 giờ đêm, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đã diễn ra chương trình Lễ hội ánh sáng với chủ đề “Thế giới cà phê - Bừng sáng Ban Mê”.
Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương, du khách đến tham dự, thưởng thức bữa tiệc nghệ thuật với sân khấu hoành tráng, âm nhạc bùng nổ và chất lượng đỉnh cao.
Lễ hội ánh sáng là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, được tổ chức nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật hiện đại kết hợp giữa công nghệ và ánh sáng để tạo sự ấn tượng, điểm nhấn, quảng bá hình ảnh thành phố Buôn Ma Thuột, thu hút du khách đến với Lễ hội.
Chương trình Lễ hội ánh sáng gồm 3 phần: Sân khấu hóa với nội dung “Lửa - Cội nguồn của ánh sáng”; trình diễn ánh sáng - Lighting Show “5 châu hợp nhất”; nghệ thuật tổng hợp đương đại với ánh sáng laser “Tỏa sáng cà phê Buôn Ma Thuột”.
Những tiết mục đặc sắc từ hiệu ứng ánh sáng tạo nên sự mới lạ, hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng đối với người dân và du khách.
Người dân và du khách từ mọi lứa tuổi đều không rời mắt theo dõi những tiết mục nghệ thuật ánh sáng.
Cùng với đó, người dân và du khách không quên lưu giữ những thước phim, hình ảnh đặc sắc về Lễ hội ánh sáng.
Lễ hội đã lan tỏa thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần thành công chung của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.
Theo kế hoạch, Lễ hội ánh sáng sẽ tiếp tục các buổi trình diễn tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, khu vực vòng xoay Ngã Sáu, thành phố Buôn Ma Thuột vào mỗi buổi tối từ ngày 11-14/3.
Tại Lễ hội, khán giả được mãn nhãn với những tiết mục độc đáo, đầy cuốn hút.
Lễ hội ánh sáng đã phần nào làm thỏa lòng mong đợi của người dân, du khách sau 4 năm chờ đợi Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.
Sân khấu lễ hội gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả khi kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật thị giác và chiều sâu văn hóa Tây Nguyên.
Các diễn viên trong trang phục rực rỡ nhiều màu sắc, âm thanh rộn rã hấp dẫn khuấy động không gian.
Gần 23 giờ đêm, lượng người đổ về Quảng trường 10/3 thành phố Buôn Ma Thuột vẫn khá đông đúc, âm thanh ánh sáng từ Lễ hội đã kéo bước chân của người dân cùng du khách xuống phố, hòa vào không khí sôi động.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Đắk Lắk

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng