Giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia - Để chính sách thực sự phát huy hiệu quả

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"

Nguồn vốn đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền...
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia Trách nhiệm, tích cực, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia Bài 1: Huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị

Nhiều nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đã chỉ rõ một số hạn chế, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương và cấp tỉnh đã được kiện toàn thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện và phân công cán bộ xã phụ trách các chương trình. Nhưng việc thành lập bộ giúp việc chưa có sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương; có tỉnh thành lập Tổ Công tác, có tỉnh là văn phòng giúp việc, điều phối… dẫn đến thiếu thống nhất trong chỉ đạo, điều hành.

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm

Cán bộ theo dõi từ huyện đến xã thường xuyên thay đổi nên công tác tham mưu giúp việc trong chỉ đạo điều hành thiếu tính liên tục, kịp thời. Năng lực một số cán bộ theo dõi các Chương trình mục tiêu quốc gia còn nhiều hạn chế so với yêu cầu nhất là ở các tỉnh, huyện, xã nghèo miền núi, biên giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình.

Cán bộ giúp việc Ban Quản lý cấp xã để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, nên công tác tổng hơp báo cáo số liệu đôi khi chưa đầy đủ. Còn có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh.

Mặc dù về số lượng các văn bản quản lý đến nay cơ bản đã hoàn thành, nhưng qua giám sát nhiều địa phương phản ánh số lượng văn bản quá nhiều, trên 300 văn bản của cả Trung ương và địa phương. Nhiều nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, khó thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng địa phương vẫn không triển khai thực hiện được.

Một số văn bản sửa đổi, bổ sung văn bản đã ban hành như Nghị định 38/2023/NĐ-CP như do áp lực về thời gian, vẫn còn nội dung chưa tháo gỡ được, thậm chí quy định còn chặt chẽ, khó thực hiện hơn. "Hiện tại đến giữa kỳ thực hiện, nhưng vẫn còn một số nội dung chính sách, tiêu chí chưa được các bộ, ngành hướng dẫn" - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm (quý II năm 2022 mới giao) chưa có cơ chế giao kế hoạch vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm cho các chương trình mục tiêu quốc gia; việc lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia khó thực hiện; tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022 (bao gồm cả kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) và giai đoạn 2021-2025 còn chậm.

Tỷ lệ đối ứng vốn địa phương cao nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, trong khi nguồn thu ngân sách nhiều địa phương hạn chế. Việc giao các tỉnh chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu là rất khó khăn, nhất là đối với tỉnh nghèo.

Chính phủ, các bộ ngành trung ương ban hành văn bản hướng dẫn và giao vốn kế hoạch trung hạn vốn đầu tư và hàng năm còn chậm; trong khi đó nhiều nội dung khi giao vốn không phù hợp, không có đối tượng để thực hiện. Quy định tỷ lệ vốn đối ứng tăng đang tạo ra áp lực, khó khăn đối với các tỉnh, huyện xã nghèo, ngân sách bao cấp chi thường xuyên hàng năm.

Nguồn vốn đầu tư 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu, phân bổ vốn còn manh mún, chưa phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, thiếu cơ sở thực tiễn dẫn đến không có đối tượng để thực hiện, hoặc có đối tượng nhưng không thực hiện được do không còn nhu cầu (nhất là vốn sự nghiệp) - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu.

Cơ chế giao vốn sự nghiệp chi tiết từng dự án, nội dung cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và giảm nghèo bền vững đã không tạo chủ động cho địa phương trong khi Chương trình nông thôn mới lại giao quyền chủ động để địa phương thực hiện dẫn đến việc lập kế hoạch, phân bổ vốn của từng Chương trình khác nhau, chưa đặt trong tổng thể kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương.

Mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng kiểm tra, giám sát, kịp thời nắm bắt những vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ, nhưng vẫn còn một số bộ, ngành chưa sâu, sát, đánh giá, nắm bắt, tham mưu, xây dựng văn bản chưa bám sát với tình hình thực tiễn; công tác đánh giá, nhận định về kết quả, tình hình triển khai thực hiện của Chương trình còn chưa thực chất, vẫn chạy theo thành tích, thiếu tính bền vững.

Nắm bắt các vấn đề triển khai thực hiện của Chương trình ở cơ sở (nhất là cấp xã, huyện nghèo) chưa kịp thời để hướng dẫn, hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình. Thực tế ở cấp xã, huyện rất lúng túng trong việc thẩm định giá, quy trình thực hiện đấu thầu, phê duyệt thầu, lựa chọn thầu; điều chỉnh danh mục, quy mô, đối tượng thụ hưởng … với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo cộng đồng và liên kết chuỗi… những vấn đề này cần phải được các cơ quan quản lý, chủ chương trình kịp thời nắm bắt để có hướng dẫn ngay.

Vướng mắc nhất hiện nay nằm ở giải ngân nguồn vốn

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cũng chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên. Nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của thị trường thế giới như giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá sản phẩm tiêu thụ, đặc biệt hàng hóa nông sản chưa thật sự ổn định; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Bài 2: Đột phá vào các "điểm nghẽn"
Các địa phương trong cả nước đã tích cực chủ động điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tuy nhiên còn gặp một số khó khăn, vướng mắc

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Về nguyên nhân chủ quan, nhận thức của một số bộ phận cán bộ, đảng viên về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa và trách nhiệm còn chưa cao. Năng lực cán bộ, quản lý Chương trình, trách nhiệm của một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Khi xây dựng, thiết kế Chương trình, các bộ, ngành, cơ quan tham mưu của Chính phủ chưa khảo sát kỹ, nên thiếu cơ sở thực tiễn, nhiều nội dung, chính sách không phù hợp với thực tế tại địa phương.

Chưa kể, việc ban hành đồng thời 3 Chương trình có nội dung, tính chất trùng nhau, nhưng hướng dẫn khác nhau cũng tạo ra khó khăn, bất cập trong chỉ đạo, điều hành thực hiện. Điều này cần phải cân nhắc và tính đến trong việc quyết định các Chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn tiếp theo.

Nêu những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Tạ Thị Yên - đoàn Điện Biên cho biết, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay là giải ngân nguồn vốn sự nghiệp đối với chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Vốn sự nghiệp được giao chi tiết cho từng địa phương theo từng dự án thành phần, giao cụ thể đến từng nội dung thuộc các lĩnh vực sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế dẫn đến nhiều nội dung không phù hợp với nhiệm vụ chi của địa phương. “Nội dung cần chi thì không được phân bổ, có những nội dung thì được phân bổ quá nhiều, vượt quá nhiệm vụ chi, không thể giải ngân được - đại biểu nhận xét.

Địa phương không được tự điều chỉnh do thẩm quyền này là của Trung ương. Việc giao vốn như hiện nay không sai so với quy định của pháp luật hiện hành nhưng làm giảm tính chủ động của địa phương và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ngân sách.

Từ thực trạng đó, đại biểu đề nghị Quốc hội có cơ chế riêng đối với nguồn vốn sự nghiệp của chương trình mục tiêu quốc gia trên tinh thần cho phép địa phương được chủ động điều chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vì nếu thực hiện các thủ tục trình Trung ương điều chỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian.

Đại biểu Bế Minh Đức - đoàn Cao Bằng nhận định, từ năm 2020 Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư 3 chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và chương trình được cụ thể hóa bằng Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

"Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành tập trung phát huy mọi nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc" - ông Bế Minh Đức nhấn mạnh.

Đại biểu đoàn Cao Bằng cho rằng, năm 2023, bước sang năm thứ 2 các địa phương được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia này vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, cũng là nguyên nhân dẫn đến tiến độ giải ngân vốn chưa đạt được yêu cầu đề ra.

Làm rõ thêm một số khó khăn, vướng mắc, đại biểu đoàn Cao Bằng chia sẻ, nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2022 giao chậm. Vì vậy, số vốn phải chuyển nguồn kéo dài sang giải ngân năm 2023 là khá lớn nên khối lượng công việc nhiều, gây áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn năm 2023.

Thứ hai, phạm vi, nội dung thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia rất lớn, nhất là đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Vì vậy, khi thực hiện cần có hướng dẫn, phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp nên mất nhiều thời gian.

Thứ ba, các văn bản hướng dẫn của Trung ương chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện vốn sự nghiệp, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đến nay, các bộ, ngành trung ương vẫn chưa có hướng dẫn đầy đủ hoặc một số hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa đủ cơ sở để các địa phương thực hiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị phân tích, làm rõ tồn tại, hạn chế, bất cập, yếu kếm và nguyên nhân của từng chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó lưu ý việc ban hành quá nhiều văn bản, chậm ban hành, có nội dung không đảm bảo chất lượng, chậm giải ngân vốn, tính bền vững, tính thực chất kết quả của xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, vấn đề đất ở, đất sản xuất, nhà ở, thu nhập, sinh kế và hạ tầng thiết yếu ở đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó, mới xác định cụ thể trách nhiệm của các bên liên quan, làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành. Đồng thời, bổ sung đầy đủ các kiến nghị của các chương trình mục tiêu quốc gia và xác định các kiến nghị theo đúng thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành địa phương.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Không để người bệnh phải tự mua thuốc, vật tư y tế

Không để người bệnh phải tự mua thuốc, vật tư y tế

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Huy Dung - người từng cận kề chăm sóc sức khỏe Bác Hồ từ trần

Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Huy Dung - người từng cận kề chăm sóc sức khỏe Bác Hồ từ trần

Quảng Ninh: Tai nạn tại mỏ than Quang Hanh, 4 người thương vong

Quảng Ninh: Tai nạn tại mỏ than Quang Hanh, 4 người thương vong

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2

Đến năm 2025, Petrovietnam dự kiến cắt giảm 15,55 triệu tấn CO2

WCF Jubilee Cat Show 2024: Thúc đẩy nghề nhân giống, xuất khẩu mèo

WCF Jubilee Cat Show 2024: Thúc đẩy nghề nhân giống, xuất khẩu mèo

Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về trend đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan?

Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về trend đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan?

Sóc Trăng: Người dân không nên tạo tin đồn mê tín dị đoan về hiện tượng hố đất bị bốc khí

Sóc Trăng: Người dân không nên tạo tin đồn mê tín dị đoan về hiện tượng hố đất bị bốc khí

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn

Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động khó khăn

Hơn 1 triệu người sắp được sàng lọc ung thư phổi miễn phí bằng công nghệ AI

Hơn 1 triệu người sắp được sàng lọc ung thư phổi miễn phí bằng công nghệ AI

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Việt Nam đánh giá cao vai trò của WHO trong điều phối, kết nối toàn cầu về lĩnh vực y tế

Tai nạn liên hoàn ở Bình Phước, xe container cháy ngùn ngụt

Tai nạn liên hoàn ở Bình Phước, xe container cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm trong vụ sập tường khiến 3 bé gái tử vong

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm trong vụ sập tường khiến 3 bé gái tử vong

Đề xuất tăng hưởng trợ cấp thất nghiệp lên ít nhất 75% cùng nhiều quyền lợi khác

Đề xuất tăng hưởng trợ cấp thất nghiệp lên ít nhất 75% cùng nhiều quyền lợi khác

Siêu tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo chỉ mất hơn 4 giờ có gì đặc biệt?

Siêu tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo chỉ mất hơn 4 giờ có gì đặc biệt?

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở ở Ba Vì khiến 3 em nhỏ tử vong

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở ở Ba Vì khiến 3 em nhỏ tử vong

Hà Nội: 3 bé gái bị vùi lấp tử vong trong khu vui chơi tại Ba Vì

Hà Nội: 3 bé gái bị vùi lấp tử vong trong khu vui chơi tại Ba Vì

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Thời tiết hôm nay ngày 13/5/2024: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 13/5/2024: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Xem thêm