Thứ ba 19/11/2024 13:31

Bắc Ninh: Đà suy giảm sản xuất công nghiệp đã ngắn lại

Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh tăng so với cùng kỳ năm 2023, sau thời gian suy giảm kéo dài qua nhiều tháng. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chủ lực của địa phương như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng tới 5,17%.

Tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị

Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 của Cục Thống kê Bắc Ninh cho thấy, so với tháng 3, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4 vẫn bị giảm khoảng 4%; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm nhiều nhất (4,03%). Nếu tính chung 4 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 5,6% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 5,75%.

Theo Cục Thống kê Bắc Ninh, đây là năm thứ hai liên tiếp chỉ số sản xuất công nghiệp có mức giảm, tuy nhiên mức giảm của năm nay đã cải thiện thấp hơn năm trước (4 tháng 2023 giảm 18,47%).

Tháng 4 cho thấy nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tình hình thế giới đang xuất hiện những diễn biến phức tạp mới sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của tỉnh. Do vậy, cơ quan chức năng cần có biện pháp ứng phó kịp thời để sản xuất công nghiệp có thể thoát đáy, trở lại quy mô bình thường và hồi phục tăng trưởng”, đại diện Cục Thống kê Bắc Ninh nhận định.

Vì vậy, toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh cần tiếp tục chủ động trong việc xây dựng kịp thời kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT-UBND tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tiếp theo. Các sở, ban, ngành, địa phương đưa ra giải pháp kịp thời ứng phó; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là về vay vốn và lãi suất; tập trung các giải pháp điều hành vào những chỉ số chưa tích cực; giải pháp cần đảm bảo tính khả thi nhằm hoàn thành đến mức cao nhất các mục tiêu của năm 2024 đã đề ra.

Đưa ra thêm giải pháp cho phát triển công nghiệp trong thời gian tới, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở trong nước. Khởi động chương trình hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Ninh năm 2024 theo Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh, Bộ Công Thương và Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt trên địa bàn tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương cũng cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; nghiên cứu phát triển; mua bán, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo cơ hội tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất mới. Kết nối với trung tâm công nghiệp của các tỉnh/thành, khu vực nhằm từng bước hình thành hệ sinh thái về công nghệ và sản xuất công nghiệp; đầu tư, phát triển các dự án công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp nền tảng, ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như công nghiệp hỗ trợ, bán dẫn, chíp…

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô