Thứ ba 19/11/2024 07:28

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai Quy hoạch thời kỳ 2021-2030 và xúc tiến đầu tư

Ngày 30/3, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị triển khai Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư.

Dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; nguyên lãnh đạo các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu qua các thời kỳ; lãnh đạo tỉnh, thành phố trong khu vực Đông Nam bộ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 16/12/2023. Theo đó, Bà Rịa - Vũng Tàu được xây dựng phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam bộ, là trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu của cả nước.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển với tầm nhìn dài hạn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức không gian phát triển theo 4 vùng chức năng, tập trung vào 3 trục kinh tế động lực gồm: Trục kinh tế động lực công nghiệp - Cảng biển Cái Mép - Thị Vải gắn với hệ thống giao thông liên cảng và Quốc lộ 51; trục kinh tế động lực công nghiệp - logistics dọc cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu và đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; trục kinh tế động lực du lịch ven biển dọc đường tỉnh ĐT994 và đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Viết Thanh, Bí thư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, Bà Rịa – Vũng Tàu là một cực tăng trưởng quan trọng, với quy mô kinh tế (GRDP), đóng góp ngân sách Trung ương, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) luôn nằm trong Top 5 các tỉnh thành dẫn đầu cả nước. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. GRDP bình quân trên đầu người cao nhất cả nước.

Dựa trên những lợi thế sẵn có, Bà Rịa – Vũng Tàu mạnh dạn đột phá tạo ra sự khác biệt trong chiến lược phát triển, hình thành 02 ngành công nghiệp mới, đó là ngành công nghiệp hóa chất và ngành công nghiệp chế tạo thiết bị năng lượng tái tạo - điện gió.

Ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu tại Hội nghị.

“Song song với phát triển kinh tế-xã hội, Bà Rịa – Vũng Tàu còn đã ưu tiên giành nguồn lực đáng kể để đầu tư phát triển con người và nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân. Đến nay tỉnh không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn quốc gia; trật tự an toàn xã hội, quốc phòng – an ninh được bảo đảm”, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu nói.

Ông Phạm Viết Thanh cho rằng, Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 07/10/2022 về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã định vị lại vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam bộ nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.

Thể hiện rõ quan điểm giải phóng và tái phân bổ lại nguồn lực quốc gia thông qua các cơ chế, chính sách để vùng Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước.

Nghị quyết số 24-NQ/TW thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn của Trung ương, là cơ sở chính trị, nền tảng định hình cho việc quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050.

Từ quan điểm đó, Bà Rịa – Vũng Tàu nhận thức rõ: “Quy hoạch tốt sẽ có không gian phát triển tốt, có không gian phát triển tốt sẽ có nhà đầu tư tốt, có nhà đầu tư tốt sẽ có dự án tốt”.

“Việc xây dựng và triển khai Quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ tận dụng cơ hội này để kiến tạo mô hình phân bổ không gian phát triển, tháo gỡ những điểm nghẽn, làm mới những động lực tăng trưởng cũ và kiến tạo động lực phát triển mới, kết hợp thực hiện 3 đột phá chiến lược: đột phá về hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đa phương thức, đột phá về chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính và đột phá về nâng cao năng lực quản trị công”, ông Phạm Viết Thanh khẳng định.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp.

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Chính phủ phê duyệt lần này, xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP bình quân đầu người từ 18.000 đến 18.500 USD; Phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển; Trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á; Trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế; và là một trong những Trung tâm công nghiệp lớn nhất của Vùng Đông Nam bộ.

Đến năm 2050, Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về Biến đổi khí hậu COP26.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt được trong suốt chặng đường đã qua.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, ngay sau Hội nghị này tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai và xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án trong Quy hoạch. Rà soát, lập, điều chỉnh, triển khai các quy hoạch chi tiết, chuyên ngành, phân khu bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh. Công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch, quảng bá xúc tiến để thu hút các nguồn lực xã hội; đặc biệt là để Nhân dân thực hiện quyền giám sát.

Dịp này, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao quyết định chủ trương đầu tư, điều chính chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án gồm 10 dự án trong nước và 5 dự án FDI.

Nguyễn Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Bà Rịa - Vũng Tàu

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số