Thứ tư 14/05/2025 07:23

Cơ hội lớn cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số đây là cơ hội lớn cho Bộ TN&MT và Bộ Nông nghiệp và PTNT sau sáp nhập.

Phát biểu tại hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vào sáng 21/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đánh giá cao những kết quả nổi bật mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đạt được trong năm 2024. Đây là năm mà Bộ không chỉ vượt qua nhiều thách thức, mà còn chỉ rõ những hạn chế và định hướng phát triển cho giai đoạn mới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đây là cơ hội lớn cho 2 Bộ sau sáp nhập. Ảnh: Thu Hường

Phó Thủ tướng khẳng định, hội nghị diễn ra vào thời điểm có tính lịch sử bởi ngành TN&MT sắp chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới. Ông biểu dương các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thiện, đóng góp, sửa đổi các luật và ban hành các văn bản dưới luật gồm luật Địa chất khoáng sản, luật Đất đai, luật Tài nguyên nước.

"Đầu năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chính thức hợp nhất, hình thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường"- Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thu Hường

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, nếu như trước đây "phần tâm hồn" ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, còn "phần thể xác" ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì sau khi hợp nhất sẽ tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đây không chỉ là sự gắn bó về cơ cấu tổ chức, mà còn là một triết lý phát triển mới, đặt môi trường làm trung tâm cho mọi định hướng phát triển.

Sau khi hai bộ hợp nhất, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, phải thay đổi và giải quyết được bài toán kinh tế, xã hội và môi trường hài hòa, làm sao để môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

“Chúng ta đang xây dựng một mô hình Bộ lớn, mạnh mẽ và có đủ năng lực để quản lý đất đai, phát triển nông nghiệp và kinh tế tài nguyên hiệu quả nhất. Khi còn chia cắt, tư duy phát triển không thể xuyên suốt và hài hòa, dẫn đến lãng phí tiềm năng. Bộ mới sẽ giải quyết vấn đề này, đưa môi trường trở thành nền tảng cho sự phát triển bền vững”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Thu Hường

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, sự hợp nhất này không đơn thuần là phép cộng cơ học, mà là bước chuyển mang tính đột phá. Kỳ vọng, Bộ mới sẽ dẫn dắt các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế phát thải thấp, góp phần làm sạch môi trường sống, cải thiện đời sống nhân dân. “Sự giàu có sẽ không có ý nghĩa, nếu đời sống người dân bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nói.

Theo Phó thủ tướng, môi trường quyết định đến sự tồn vong và phát triển, do đó, chúng ta phải thay đổi về nhận thức và luật pháp trong cách quản lý, cần đẩy mạnh về kinh tế xanh, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.

Năm 2025 được xem là cột mốc quan trọng, ngay từ đầu năm, bộ máy mới sẽ đi vào vận hành với yêu cầu phải bảo đảm tính liên tục trong công việc, tránh sự đình trệ. Bộ máy này cần mang tư duy đổi mới, tinh gọn và hiệu quả, tạo điều kiện để lãnh đạo, cán bộ phát huy tối đa sáng tạo, trách nhiệm.

Chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu để Bộ mới phát triển mạnh mẽ hơn. Với sự đoàn kết và kế thừa truyền thống tốt đẹp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tin tưởng rằng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tạo ra những bước đột phá, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững, nơi người dân hạnh phúc và nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng