Thứ sáu 22/11/2024 02:59

Ấm lòng người lao động với những chương trình mua hàng Việt giá ưu đãi

Công nhân, người lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm hàng Việt Nam có chất lượng, giá ưu đãi.

Người lao động ngành y tế được mua sắm hàng hoá và sử dụng dịch vụ giá ưu đãi

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa ký kết Thoả thuận hợp tác phúc lợi cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế với Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu GB Life Global, Công ty TNHH Bách Thuận An Pharma.

Nội dung ký kết thỏa thuận hợp tác là tăng thêm 2 phúc lợi giảm giá, từ 20% - 50% hàng hoá, dịch vụ của của hai doanh nghiệp như những mặt hàng tiêu dùng có chất lượng, thiết thực, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe thường ngày cho đoàn viên, người lao động ngành y tế.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Bích, Giám đốc Công ty TNHH Bách Thuận An Pharma, công ty cam kết ưu đãi cho đoàn viên và người lao động của tổ chức Công đoàn các cấp thuộc và trực thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam bằng cách giảm giá 20% giá bán các sản phẩm so với giá bán các sản phẩm cùng loại của Công ty đang lưu hành trên thị trường, gồm khăn giấy rút cao cấp, giấy rút Trang My.

Bà Đỗ Thị Vân Anh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu GB Life Global cũng cam kết: Cung cấp 100% các sản phẩm có chất lượng cao đã được Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và cơ quan chức năng đánh giá đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt với mức ưu đãi giảm giá từ 50%/thùng sản phẩm và hỗ trợ vận chuyển đối với số lượng khác nhau. Các sản phẩm của công ty gồm có: sữa, sữa non, sữa hạt thuần chay…

Người lao động ngành y tế được sử dụng dịch vụ MB với nhiều ưu đãi (Ảnh: Minh Khuê)

Trước đó, Công đoàn Y tế Việt Nam cũng vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB Bank), với nhiều điều khoản phúc lợi tài chính cho người lao động ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người lao động của MB Group.

Theo nội dung Thỏa thuận, đoàn viên và người lao động ngành Y tế sẽ được hưởng nhiều ưu đãi khi sử dụng các sản phẩm tài chính của MB Bank, như: Khi gửi tiết kiệm, sẽ được thực hiện cộng lãi suất có kỳ hạn từ 0,2 - 0,9%; khi vay, được giảm lãi suất từ 0,5 - 1%, và thời gian vay tối đa lên đến 30 năm; khi mua bảo hiểm xe ô tô, được giảm tới 20% theo chính sách từng thời kỳ của công ty thành viên thuộc MB Group; giảm biên độ lãi suất cho vay (tín chấp/thế chấp/ô tô…) lên đến 2% đối với khoản vay tín chấp, lên đến 1% đối với khoản vay thế chấp bất động sản/ô tô/ tiêu dùng có tài sản đảm bảo; thời gian vay lên tới 30 năm theo ưu đãi MB Bank từng thời kỳ…

Người lao động khu công nghiệp được mua hàng giảm giá

Trước đó, vào giữa tháng 8/2024, hàng trăm công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh cũng được mua hàng thiết yếu giảm giá nhờ phiên chợ bán hàng lưu động.

Bà Vũ Thế Vân, Chủ tịch Công đoàn các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, cho biết TP. Hồ Chí Minh hiện nay có 17 khu công nghiệp và khu chế xuất, với hơn 250.000 công nhân. Do đó, chương trình “Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường” rất thiết thực đối với người lao động, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn trong khu chế xuất, khu công nghiệp khi họ được tiếp cận với phẩm chất lượng, giá ưu đãi.

Tại chương trình, siêu thị MM Mega Market Việt Nam đã hợp tác với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đưa ra các ưu đãi độc quyền, giảm giá lên đến 90%, tập trung vào các mặt hàng, như: muỗng ăn inox bộ 06 cái (106.000 đồng còn 9.000 đồng/bộ), hộp thực phẩm (32.400 đồng còn 5.000 đồn/lốc), bộ thớt nhựa (79.000 đồng còn 39.000 đồng/bộ), ngũ cốc (169.000 đồng còn 79.000 đồng/gói), nước mắm cá cơm (166.000 đồng còn 59.000 đồng/chai)...

Công nhân luôn muốn được mua hàng Việt Nam giá ưu đãi (Ảnh: Linh Nguyễn)

Ông Lê Huỳnh Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, ban tổ chức dành nhiều ưu đãi, giảm giá nhiều hơn cho đối tượng công nhân lao động ở các khu công nghiệp – khu chế xuất nên nhiều mặt hàng có mức giảm giá tốt hơn so với mức áp dụng tại các 03 bán lưu động ở khu dân cư trước đó. Từ đây đến cuối năm, Sở Công Thương cũng sẽ tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, trong đó có nhiều chương trình dành cho công nhân.

Cũng là một địa phương có nhiều khu công nghiệp, tại Bắc Giang, cuối tháng 4/2024, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đã tổ chức gian hàng dành cho công nhân lao động lần thứ VII gắn với Tuần lễ bán hàng giảm giá cho công nhân lao động.

Chương trình có sự tham gia của 32 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đối tác trong và ngoài tỉnh với tổng số 60 gian hàng trưng bày.

Các mặt hàng trưng bày chủ yếu là hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, sản phẩm nông nghiệp sạch, các sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP... được sản xuất tại Việt Nam với mục tiêu giúp đoàn viên, người lao động được tiếp cận, mua sắm, sử dụng hàng hóa, sản phẩm chất lượng tốt với giá ưu đãi.

Hưởng ứng hoạt động này, Co.opmart Bắc Giang đã phối hợp cùng chính quyền và các doanh nghiệp địa phương tổ chức gian hàng để trưng bày, bán các sản phẩm, hàng hóa ưu đãi giảm giá cho đoàn viên, người lao động. Trong suốt thời gian diễn ra, gian hàng của Co.opmart Bắc Giang đã thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động trên địa bàn tham quan, mua sắm.

Theo Bộ Công Thương, công nhân lao động là đối tượng luôn có nhu cầu mua sắm hàng hoá Việt chính hãng với giá ưu đãi. Cho nên trong khuôn khổ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, công nhân lao động là một trong những đối tượng được ưu tiên triển khai các giải pháp vận động dùng hàng Việt.

Sau nhiều năm Bộ Công Thương phối hợp với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt về khu công nghiệp, đến nay, các doanh nghiệp, địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp bán hàng Việt cho công nhân với giá ưu đãi và nhiều chương trình khuyến mãi. Đây không chỉ là giải pháp giúp công nhân được mua sắm hàng chính hãng với giá ưu đãi mà còn là giải pháp giúp kích thích sản xuất, giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm đơn hàng, duy trì phát triển.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Gia Lai: Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Dấu ấn của Bộ Công Thương

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Các địa phương, doanh nghiệp ‘dồn tổng lực’ kích cầu tiêu dùng hàng Việt Nam dịp cuối năm

Khai mạc Tuần hàng Việt Nam tại Udon Thani, Thái Lan 2024

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam năm 2024

Sơn La: Tạo thói quen ưu tiên trong mua sắm, sử dụng hàng Việt

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp chinh phục người tiêu dùng Việt

Hà Nam: Tiếp tục vận động nhân dân xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng hàng Việt

Cao Bằng: Hàng Việt Nam chiếm tỷ lệ cao tại kênh phân phối

Lan tỏa tình yêu hàng Việt