94% chất thải thu gom được tại khu vực ven sông, biển là rác thải nhựa
Xã hội Thứ hai, 25/07/2022 - 16:56 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nam Định nhân rộng mô hình thu gom rác thải trên sông Đà Nẵng: Khởi động mô hình Chợ giảm thiểu rác thải nhựa |
Ngân hàng Thế giới ngày 25/7 công bố 2 báo cáo mới về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam, bao gồm: Báo cáo Phân tích nguồn ô nhiễm và Báo cáo Hướng tới một lộ trình quốc gia về Nhựa dùng một lần tại Việt Nam.
![]() |
Chất thải nhựa phổ biến nhất trong số các loại chất thải thu gom được ở các khu vực ven sông và ven biển |
Theo đó, Báo cáo Phân tích về ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam do WB công bố cho thấy, chất thải nhựa phổ biến nhất trong số các loại chất thải thu gom được ở các khu vực ven sông và ven biển, chiếm 94% về số lượng và 71% trọng lượng. Mười loại nhựa phổ biến nhất chiếm hơn 80% tổng lượng rác thải nhựa rò rỉ ra sông và biển. Hầu hết trong số này là nhựa dùng một lần.
Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - cho biết: “Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh cũng như thay đổi lối sống ở Việt Nam đã dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa như hiện nay. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, các loại nhựa dùng một lần gây ra phần lớn tình trạng ô nhiễm nhựa ở Việt Nam và giải quyết tình trạng này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn”.
Ước tính có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa được thải ra trên đất liền ở Việt Nam, và ít nhất 10% trong số này đổ ra đại dương mỗi năm. Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về nhựa tại Việt Nam cho biết, lượng nhựa rò rỉ ra sông và biển có thể sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030 nếu quy trình thu gom, tái chế và xử lý chất thải như hiện nay không được cải thiện.
Trong khi đó, Báo cáo Hướng tới một lộ trình quốc gia về nhựa dùng một lần tại Việt Nam đưa ra đề xuất, cần có cách tiếp cận theo từng giai đoạn để giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa thông qua sự kết hợp giữa các công cụ chính sách và cơ chế tài khóa, bắt đầu từ việc hạn chế sử dụng và thu phí, và cuối cùng là cấm sử dụng.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, lợi ích mang lại của việc loại bỏ dần nhựa dùng một lần sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi hiệu quả đòi hỏi một cách tiếp cận theo từng giai đoạn để bù đắp thiệt hại cho người sản xuất, đồng thời cần chuẩn bị các cơ chế khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp thay đổi hành vi.
Báo cáo khuyến nghị, Việt Nam có thể bắt đầu với những hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần trong cửa hàng ăn uống và các cơ sở lưu trú. Đồng thời đề xuất, thu phí đối với túi nhựa không phân hủy sinh học và cốc cà phê mang đi. Lộ trình hướng tới mục tiêu áp đặt lệnh cấm lưu thông các sản phẩm ống hút nhựa, túi nhựa khó phân hủy sinh học và hộp đựng thực phẩm.
Lộ trình chính sách này sẽ hỗ trợ thực hiện nghị định 08/2022/NĐ-CP của chính phủ, quy định một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường liên quan đến quản lý chất thải nhựa. Theo WB, hai báo cáo này được tài trợ bởi PROBLUE, quỹ tín thác đa phương với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia xây dựng lộ trình hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Việt Nam đang đẩy nhanh tiếp cận thuốc mới để điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Gần 40.000 phương tiện bị dán chồng thẻ thu phí không dừng: Chưa có chế tài xử phạt

Thời tiết ngày 11/8: Mưa hầu hết trên cả nước, nguy cơ ngập lụt nhiều nơi

Bài 5: Quy hoạch Hồ Tây nhìn từ bài học tháp Eiffel và tầm nhìn cho tương lai

Bài 4: Xót xa viên ngọc Tây Hồ đang bị “băm nát”
Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Bài 3: Hai phó giáo sư kinh tế và văn hoá khuyến nghị những gì về quy hoạch Hồ Tây?

Thị trường lao động Bình Thuận khởi sắc, nhiều cơ hội việc làm cho người dân

Tập đoàn Novaland ủng hộ quỹ “Vì biển, đảo, quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc”

Thanh tra công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non 2022

Những nguy cơ dễ gây cháy nổ từ việc thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã

Sớm xin ý kiến chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Cận kề ngày Rằm tháng 7, “thủ phủ” vàng mã khu phố cổ Hà Nội vẫn ảm đạm

Bão số 2 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương chủ động cấm biển

Bộ Giao thông vận tải đặc biệt siết vận chuyển thép cuộn

Bắt buộc dán thẻ thu phí không dừng khi đăng kiểm xe

Hà Nội: Cháy lớn tại tòa nhà văn phòng 109 Trường Chinh

Bão số 2 đang di chuyển nhanh về đất liền nước ta

Thanh Hóa: Xuất hiện hàng tấn vỏ ngao chết trôi dạt vào bờ biển

Hà Nội: Hơn 2.000 cơ sở vi phạm phòng cháy chữa cháy

Bài 2: Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng để "đánh thức" không gian Hồ Tây

Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành cơn bão số 2

Chủ tịch nước gửi thư khen lực lượng cứu hộ 23 du khách mắc kẹt ở suối

Đấu thầu tập trung: Giá thuốc liệu có giảm?
