3 giải pháp cốt lõi để hoá giải 5 thách thức của doanh nghiệp dệt may

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa đưa ra 5 thách thức của doanh nghiệp dệt may phải đối mặt và 3 giải pháp quan trọng để hoá giải những thách thức này.
Doanh nghiệp dệt may nhọc nhằn “bơi” theo tăng trưởng xanh Khoảng 50% doanh nghiệp dệt may đã thực hiện xanh hóa sản xuất

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin: Năm 2023, tác động tiêu cực của dịch bệnh cùng những biến động chính trị trên thế giới khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm (năm 2021 tăng 6%; năm 2022 tăng 3%, dự báo năm 2023 chỉ trên dưới 2%).

Ngành dệt may theo đó chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng từ các thị trường chính như Mỹ, EU. Nửa đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5% và xuất siêu 7,9 tỷ USD (cùng kỳ 2022 đạt 8,8 tỷ USD).

Thực hiện xuất khẩu 5 tháng năm 2023 sang các thị trường lớn hầu hết đều giảm: Mỹ giảm 27,1%, EU giảm 6,2%, Nhật Bản tăng 6,6%, Hàn Quốc giảm 2%, Canada giảm 10,9%... Mức giảm sâu này không chỉ bởi tác động của nền kinh tế mà còn đến từ áp lực “xanh hóa” ngành, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD, EU và Luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức (có hiệu lực từ 01/01/2023).

Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp các doanh nghiệp may mặc tiếp cận được với nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may dễ dàng hơn và với chi phí tối ưu hơn
Nhiều doanh nghiệp dệt may chưa có đơn hàng quý 3,4

Bên cạnh đó, mặc dù Nhân hàng Nhà nước đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành nhưng do lãi suất huy động cao từ cuối năm 2022 nên lãi suất vay vẫn ở mức cao. Doanh nghiệp không tiếp cận được với các gói hỗ trợ, như: Giảm lãi suất 2% với gói 40.000 tỷ đồng…

Theo ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, những khó khăn của doanh nghiệp ngành dệt may nửa đầu năm 2023 là dư âm của nửa cuối năm 2022. Có 5 thách thức doanh nghiệp dệt may phải đối mặt.

Thứ nhất, lượng hàng hóa tồn kho toàn cầu tiếp tục giảm sâu, nguyên nhân do lạm phát, xung đột Nga- Ukraina và dư âm của dịch bệnh, công ăn việc làm của các nước nhập khẩu lớn tòan cầu vẫn ảnh hưởng rất lớn.

Thứ hai, kết cấu mặt hàng thay đổi, những mặt hàng giá rẻ, dệt kim vẫn còn tồn kho lớn nên các nhãn hàng chưa quay lại đặt đơn hàng mới.

Thứ ba, doanh nghiệp phải cơ cấu lại dây chuyền, mô hình sản xuất để thích ứng lại chuyển đổi từ những mặt hàng chuyên môn hóa cao sang mặt hàng thích ứng nhanh, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng cực kỳ nhanh, cùng đó cạnh tranh về giá, chất lượng, thanh toán.

Thứ tư, cạnh tranh tầm nhìn chiến lược đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy vươn ra thị trường mới. “Trước đây chúng ta ít sản xuất các mặt hàng cho các nước Trung Đông, châu Phi, hiện đã sản xuất và xuất khẩu”, ông Vũ Đức Giang nói.

Thứ năm, nỗ lực thậm chí đánh đổi hiệu quả kinh doanh để có và giữ việc làm cho người lao động.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng dự báo: Tình hình sản xuất, xuất khẩu được cải thiện dần nhưng khó khăn sẽ còn kéo dài hết năm 2023, do nhiều doanh nghiệp đến nay chưa đủ đơn hàng cho quý 3 và quý 4. Bên cạnh việc thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường.

Năm 2023, toàn ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu đạt 39 - 40 tỷ USD. Để hoàn thành mục tiêu, các doanh nghiệp cần chú trọng 3 vấn đề cốt lõi. Tìm giải pháp giữ chân người lao động, nhất là lực lượng nòng cốt. Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển đi nơi khác. Xây dựng quan hệ đối tác tin cậy, lâu dài. Khai thác thị trường mới, quan tâm thị trường nội địa.

Cùng đó, giảm tối đa các chi phí chưa thực sự cần thiết của doanh nghiệp.

Với vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối: Doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhãn hàng, doanh nghiệp với Chính Phủ; phối hợp tích cực với các tổ chức quốc tế uy tín triển khai các chương trình về lao động, năng lượng xanh, tuần hoàn tái chế, chuyển đổi số, thiết kế, xây dựng thương hiệu, quản trị nhân lực…; tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại, tạo cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp.

Hiệp hội cũng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc phản ánh, đề xuất kiến nghị, kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương về các vấn đề liên quan đến người lao động, giải pháp giữ chân khách hàng cũng như hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, luôn phát huy vai trò là cầu nối hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước với khối doanh nghiệp dệt may, nâng cao nhận thức phát triển ngành theo hướng xanh, sạch, bền vững.

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp hội dệt may Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Công nghiệp - “xương sống” của nền kinh tế

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Nhiều nhãn hàng “nhắm đến” nguồn cung dệt may từ Việt Nam

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Hội nghị ngành Công Thương 06 tỉnh Bắc Trung Bộ

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Nghệ An: Triển khai các giải pháp thúc đẩy công nghiệp phát triển

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Triển lãm Thép Đông Nam Á 2024

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ninh Bình: Nâng cao năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

Ngành cơ khí Việt Nam làm gì để bứt phá?

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

"Lực đẩy" cho công nghiệp Bắc Ninh tăng trưởng

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Lâm Đồng: Kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương gỡ khó các thủ tục triển khai thành lập cụm công nghiệp

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

Tương lai thế giới sẽ ra sao khi Trung Quốc tăng tốc nghiên cứu phát triển robot hình người

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

100% công trình thuỷ điện vận hành an toàn góp phần đảm bảo điện và cấp nước hạ du

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Vì sao ngành dệt may chưa gỡ được nút thắt về nguyên, phụ liệu?

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Trà Vinh đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch khuyến công

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên 2024

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Giảm phát thải carbon trong ngành thép: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Sắp diễn ra Hội nghị khuyến công khu vực phía Bắc lần thứ XVIII năm 2024

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành dệt may “dốc sức” giữ “tài sản quý giá nhất”

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Ngành công nghiệp giấy Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

Xem thêm