Chủ nhật 29/12/2024 08:21

10 tháng năm 2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU tăng 1,4%

10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU, vẫn đạt 470,27 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường thuộc EVFTA chiếm gần 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ

Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (Hiệp định EVFTA) được ký vào tháng 9/2019, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào các thị trường thuộc EVFTA đã tăng 17,1%, từ 510,37 triệu USD năm 2020 lên 597,76 triệu USD vào năm 2021.

Chế biến gỗ xuất khẩu

Trong 10 tháng năm 2022, mặc dù chịu tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine, tình hình lạm phát cao nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường thuộc EVFTA vẫn đạt 470,27 triệu USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thị trường thuộc EVFTA luôn chiếm gần 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.

Đồ gỗ là nhóm mặt hàng chính, chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU. Các sản phẩm chính là ghế ngồi, nội thất phòng bếp, nội thất phòng ngủ, đồ nội thất khác,…

Ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam đánh giá, trong 10 tháng năm 2022, mặc dù thị trường các nước thuộc Hiệp định EVFTA đối mặt tình trạng lạm phát cao, nhưng một số mặt hàng đồ gỗ đạt mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ khi xuất sang thị trường này. Cụ thể, gỗ dán tăng 124%, từ 6,7 triệu USD 10 tháng 2021 lên con số 15,1 triệu USD; nội thất phòng ngủ đạt 21,4 triệu USD, tăng 22%; nội thất bằng gỗ khác đạt 181,9 triệu USD, tăng 11%; bộ phận đồ gỗ đạt 30,8 triệu USD, tăng 12%.

Ký kết Hiệp định EVFTA đã và đang mang lại nhiều cơ hội cho ngành gỗ Việt Nam, ngoài con số tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rất ấn tượng của ngành, còn những lợi ích cơ bản khác. Theo đó, các thị trường thuộc các Hiệp định EVFTA còn là nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu dồi dào, đa dạng và bền vững cho ngành gỗ Việt Nam. Đơn cử, năm 2021, các thị trường thuộc EVFTA đã cung trên 271 triệu USD gỗ nguyên liệu cho Việt Nam.

Về tiềm năng mở rộng xuất khẩu tại các thị trường thuộc EVFTA, ông Đỗ Xuân Lập dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, năm 2021, các thị trường lớn thuộc khối này như Pháp, Đức, Hà Lan đã chi ra lần lượt là 20,2 tỷ USD, 37,4 tỷ USD và 2,6 tỷ USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Điều này càng khẳng định cơ hội tiềm năng của ngành gỗ Việt đối với thị trường thuộc EU.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang các thị trường thuộc EVFTA giai đoạn 2020 – 10 tháng 2022 (đơn vị tính: USD)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu Hiệp hội gỗ và Forest Trends tổng hợp từ số liệu Hải quan

Vẫn còn đó những thách thức

Bên cạnh những cơ hội và kết quả đạt được, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, những thành quả này chủ yếu đạt được trong quý I/2022. Nguyên nhân do, từ tháng 4/2022 dấu hiệu khủng hoảng thị trường đã xuất hiện với tình trạng chậm đặt hàng; từ tháng 6, tháng 7 đã có một số đơn hàng bị hoãn, hủy; nhất là lượng hàng tồn kho rất lớn tại thị trường EU đã đẩy mùa hàng mới năm 2023 vào tình trạng không có đơn hàng.

Ông Đỗ Xuân Lập phân tích, trong bối cảnh lạm phát tại các thị trường khu vực EVFTA tăng cao, bình quân khu vực đồng Euro lên tới 10,6%, một số quốc gia như Hà Lan (14,3%), Bỉ (12,27%), Italy (11,8%), Đức (10,4%),… sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này.

“Tình trạng tồn kho mặt hàng đồ gỗ tại các nước tại thị trường EU ở mức cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng này hầu như chững lại đang gây khó khăn rất lớn cho các nhà nhập khẩu, phân phối sản phẩm gỗ tại EU cũng như các nhà chế biến, xuất khẩu tại Việt Nam, nhất là khả năng thanh khoản rất thấp, dẫn tới tình trạng đóng cửa, phá sản doanh nghiệp theo hiệu ứng domino”, ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Sự sụt giảm đơn hàng nghiêm trọng cũng ảnh hưởng lớn đến các ngành khác như: viên nén (thiếu dư lượng chế biến gỗ làm nguyên liệu đầu vào), ván gỗ (MDF, gỗ dán, ván dăm) cung cấp cho ngành nội thất,… Đồng thời, tình trạng thiếu việc làm quy mô lớn, kéo dài sẽ đánh mất một lực lượng lao động rất lớn của ngành gỗ trong thời gian tới.

Mặt khác, khối thị trường EVFTA sẽ bắt đầu áp dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 vào đầu năm 2023 (do Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương cấp). Tuy nhiên hiện chỉ có 19 điểm cấp trên toàn quốc (Công văn số 0811/XNK-XXHH ngày 30/7/2020) sẽ gây khó khăn, tốn kém thời gian chi phí cho các doanh nghiệp ở các địa phương khác khi đi xin C/O.

Đưa ra những kiến nghị cho ngành gỗ trong xuất khẩu sang thị trường EVFTA, ông Đỗ Xuân Lập kiến nghị, Chính phủ sớm nhận diện bản chất suy giảm nhu cầu toàn cầu hiện nay là một thách thức vô cùng lớn đối với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, nhất là các ngành sản xuất xuất khẩu như đồ gỗ, dệt may, da giày,… để kịp thời đẩy nhanh tiến độ triển khai gói kích thích kinh tế cho các ngành sản xuất, chế biến xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động, với các giải pháp nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất, tạo khả năng thanh khoản thị trường hàng hóa, dịch vụ,…

Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương mở thêm các điểm cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 ở các tỉnh thành phố có trung tâm chế biến xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường thuộc EVFTA.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ