Yếu chế biến sâu- nông sản xuất khẩu giảm giá trị, thiếu cạnh tranh

Để xuất khẩu nông sản đi các thị trường thế giới, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu nhu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu để hướng dẫn, phối hợp với người nông dân tạo sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu tâm lý tiêu dùng mục tiêu, đầu tư chế biến sau thu hoạch để gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm.

Tại hội thảo “Phát triển công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản trong thời kỳ hội nhập”, diễn ra chiều 24/7 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết: Dù ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của nước ta đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 - 7%/năm nhưng vẫn bộc lộ nhiều bất cập.

Cụ thể là năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; công nghệ chế biến nông sản chưa cao, chủ yếu là sản phẩm thô, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng còn thấp (tính chung 15 - 20%), chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú; chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chế biến còn thấp, tiềm ẩn nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm...

tang dau tu che bien de gia tri nong san xuat khau duoc nang cao
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản phát biểu tại hội thảo

Ông Lê Mạnh Hùng - Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch miền Nam - bổ sung: Hiện các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng sản phẩm thô theo đường tiểu ngạch với giá trị thấp, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro về an toàn thực phẩm.

Cũng theo ông Hùng, các khâu xử lý sau thu hoạch còn gặp nhiều khó khăn do công nghệ bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch vẫn còn thấp, chưa theo kịp năng lực sản xuất của nông dân. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của Việt Nam hiện lớn khoảng hơn 25% đối với các loại quả và hơn 30% đối với các loại rau, 10-20% với các loại củ. Trong khi tỷ lệ này ở các nước châu Á như Ấn Độ là 3-3,5%, Bangladesh 7%, Pakistan 2-10%, Indonesia 6-17%, Nepal 4-22%. Điều này làm hạn chế khả năng xuất khẩu của rau quả Việt Nam.

Trong khi đó, theo ông Đinh Viết Tú - Phó Chi cục trưởng Chi cục Vùng 1 (Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản), hiện nay tại thị trường các nước thành viên WTO, khu vực (ASEAN) và các nước có FTA với Việt Nam có yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất cao. Cùng với đó là xu thế bảo hộ gia tăng nên các qui định về SPS rất nghiêm ngặt. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu cần có qui trình giám sát an toàn thực phẩm (ATTP), truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm trong trường hợp mất ATTP.

Là một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về xuất khẩu nông sản, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T - chia sẻ: Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu nông sản thô, chưa qua chế biến. Mặc dù doanh nghiệp xuất khẩu nắm rõ được các thông tin về tiêu chuẩn nông sản của từng thị trường nhập khẩu riêng biệt nhưng do thiếu sự phối hợp đồng bộ với người nông dân với nguồn cung nên sản phẩm nông sản thường không đạt tiêu chuẩn.

tang dau tu che bien de gia tri nong san xuat khau duoc nang cao
Đầu tư vào công nghệ chế biến nông sản là cần thiết để gia tăng giá trị cho sản phẩm Việt

Để xuất khẩu nông sản đi các thị trường, ông Tùng đề xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung nghiên cứu nhu cầu, quy định của thị trường nhập khẩu để hướng dẫn, phối hợp với người nông dân tạo sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời doanh nghiệp phải tìm hiểu tâm lý tiêu dùng mục tiêu, đầu tư chế biến để gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Cùng với đó, Nhà nước cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy ngành xuất khẩu mà đặc biệt là xuất khẩu nông sản Việt Nam phát triển để có chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Ngoài những giải pháp trên, ông Lê Mạnh Hùng cho rằng ngành nông sản Việt cần đầu tư nhiều hơn vào công nghệ sau thu hoạch bởi ở mỗi thị trường khác nhau thì yêu cầu công nghệ cũng khác nhau. Ví dụ, thị trường Mỹ, Chilê đòi hỏi trái cây phải được chiếu xạ; các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì lại yêu cầu phải xử lý nước nóng hay hơi nước bão hòa. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm bắt kỹ để có sự đầu tư cho phù hợp.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc