Quảng Nam: Xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền núi |
Hội chợ UBND tỉnh, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2022.
Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2022 |
Hội chợ có quy mô 286 gian hàng của 200 hợp tác xã từ 25 Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp liên kết với hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đến từ 25 tỉnh, thành phố; cùng 110 doanh nghiệp là đối tác liên kết sản xuất, kinh doanh với khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Tỉnh Gia Lai có 16 hợp tác xã tham gia Hội chợ với 8 gian hàng tham gia giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu các địa phương.
Tại hội chợ các đơn vị hợp tác xã, doanh nghiệp mang đến trên 500 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên và hàng nghìn sản phẩm nông-thuỷ sản; sản phẩm nông sản chế biến; sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm hữu cơ; các đặc sản địa phương vùng miền; hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống, may mặc; vật tư phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; máy móc thiết bị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp…
Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu tại hội chợ đều là hàng được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu…
Hội chợ trưng bày giới thiệu khoảng 500 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên |
Ông Ngô Văn Chi-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Đại Thành Phát, (xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ: “Chúng tôi học hỏi được rất nhiều từ các đơn vị bạn, riêng Hợp tác xã chúng tôi đem đến Hội chợ thương mại lần này các mặt hàng sản phẩm về dược liệu, đặc biệt, có mặt hàng trà lên men sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh. Chúng tôi mong rằng, các sản phẩm của đơn vị sẽ được người tiêu dùng đón nhận. ”
Hợp tác xã Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm xã Glar, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai là một trong số Hợp tác xã điển hình với các sản phẩm đặc trưng của người dân tộc thiểu số tại địa phương như quần áo, túi xách, giày dép, mũ làm từ thổ cẩm. Bà Mlơnh-Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dệt thổ cẩm Glar cho biết, hợp tác xã chủ yếu sản xuất các sản phẩm về thổ cẩm vừa tạo công ăn việc làm cho người dân tại chỗ, vừa bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc. Để đưa các sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn, đơn vị đã tạo ra nhiều sản phẩm mẫu mã đa dạng và dễ sử dụng hàng ngày hơn như túi xách, giày dep, túi xách…
“Tham gia hội chợ, chúng tôi mong muốn quảng bá sản phẩm đến cho đông đảo người tiêu dùng, đồng thời, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm giúp tạo nguồn thu nhập ổn định hơn cho các thành viên Hợp tác xã.” – Bà Mlơnh cho biết.
Đây là cơ hội để xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho các hợp tác xã tìm kiếm đối tác kinh doanh |
Ông Hồ Phước Thành -Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho hay, Gia Lai hiện có 386 Hợp tác xã với 214 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó, có 25 sản phẩm 4 sao và 189 sản phẩm 3 sao. Hội chợ là một trong những hoạt động thiết thực nhằm giúp các hợp tác xã tỉnh Gia Lai nói riêng và các hợp tác xã cả nước nói chung có dịp quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm hàng hóa.
“Đây cũng là cơ hội để các Hợp tác xã, Doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, cơ hội kinh doanh, gặp gỡ và chia sẻ những thành tựu của các Hợp tác xã, Doanh nghiệp. Gia Lai có nhiều tiềm năng, lợi thế về thu hút đầu tư và luôn mở cửa, tạo mọi điều kiện để các Doanh nghiệp, các Hợp tác xã đến đầu tư.”, ông Thành nhấn mạnh.
Nhiều sản phẩm của Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai tham gia Hội chợ |
Ông Nguyễn Mạnh Cường-Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, khẳng định, hội chợ là một trong những hoạt động thiết thực giúp các hợp tác xã chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh; xúc tiến thương mại phát triển sản phẩm hàng hóa, tiếp cận trực tiếp các đơn vị xuất nhập khẩu, nhà phân phối hàng hóa trong và ngoài nước.
Sự kiện cũng tạo ra mạng lưới kết nối giữa các đối tác trong và ngoài nước, thu hút được nhiều nguồn lực hỗ trợ sự phát triển của kinh tế hợp tác, hợp tác xã; giúp quảng bá hình ảnh, mẫu mã, phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa, xúc tiến thương mại, ký kết các hợp đồng kinh tế, tiếp cận thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhiều sản phẩm OCOP đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc cũng tham gia Hội chợ |
Trong thời gian diễn ra Hội chợ, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) sẽ tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương các Hợp tác xã”, sẽ diễn ra vào ngày 17/11 tại khách sạn Pleiku (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai).