Thứ hai 23/12/2024 13:12

Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024

Sáng ngày 26/3, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ năm 2024.

Vẫn chưa có trung tâm logistics tương xứng

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho biết, với vị trí trung tâm tiểu vùng Tây - Đông - Bắc, ngã ba hội tụ 3 con sông gồm: sông Hồng, sông Đà và sông Lô, Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, Phú Thọ nằm trong vành đai của nhiều tuyến trục giao thông quan trọng như tuyến hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên có nhiều lợi thế về giao thông, đầu tư phát triển dịch vụ logistics để tham gia vào từng khâu của quá trình lưu thông hàng hóa.

Ông Nguyễn Anh Sơn – Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phát biểu khai mạc Hội nghị

Với nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa kinh tế và nguồn nhân lực phong phú được đào tạo cơ bản, tỉnh Phú Thọ hội tụ nhiều điều kiện riêng có để phát triển trở thành một cực tăng trưởng của Vùng động lực tiềm năng Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ, trung tâm kết nối giao thương kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN.

Trong những năm gần đây, dịch vụ logistics đã ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Đây là yếu tố quan trọng trong chuỗi lưu thông hàng hóa, tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả tỉnh.

Bên cạnh đó, hoạt động logistics tại Phú Thọ vẫn còn bộc lộ một số hạn chế lớn. Cụ thể, hạ tầng thương mại và giao thông vận tải của tỉnh mặc dù đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên, cho đến nay Phú Thọ vẫn chưa có trung tâm logistics tương xứng với vị trí địa kinh tế - giao thông này. Sự liên kết về logistics giữa Phú Thọ với các tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, cùng với sự kết nối chưa hiệu quả giữa các vùng sản xuất và chế biến, xuất khẩu hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến chi phí logistics tăng, thời gian vận chuyển bị kéo dài. Số lượng doanh nghiệp khá nhiều nhưng đa số quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp dịch vụ đơn lẻ, thiếu tính liên kết, ứng dụng công nghệ trong thương mại điện tử còn ở mức chưa cao. Chưa có cơ chế, chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ cho hoạt động logistics phát triển xứng tầm.

Để tiếp tục phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy ngành dịch vụ logistics phát triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực, hiệu quả hơn vào sự phát triển chung của tỉnh; với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ logistics, ông Nguyễn Anh Sơn cũng đề nghị tỉnh Phú Thọ tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, định hướng tại Nghị quyết số 163/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam và các nghị quyết, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước, Chính phủ có liên quan đến Vùng Trung du và miền núi phía Bắc để làm căn cứ hoạch định và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về phát triển dịch vụ logistics bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn và khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó, tập trung triển khai Kế hoạch số 292/KH-UBND ngày 18/1/2024 của UBND tỉnh Phú Thọ phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách có tính đột phá, khả thi để thu hút các nguồn lực xã hội, đồng thời ưu tiên ngân sách để làm “vốn mồi”, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín, năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư, phát triển hạ tầng logistics, trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics áp dụng công nghệ 4.0, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí logistics, theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác logistics với các địa phương trên các tuyến hành lang kinh tế, vùng động lực “Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ”, khai thác triệt để lợi thế vận tải đường thủy trên 3 con sông (sông Hồng, sông Đà, sông Lô);… Ngoài ra, cần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong logistics ở cả lĩnh vực quản lý và kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh;…

Xúc tiến đầu tư phát triển dịch vụ logistics tỉnh Phú Thọ

Tại hội nghị, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cập nhật về chính sách và định hướng phát triển logistics Việt Nam; triển khai một số nội dung Nghị định số 163 của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam; thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics; đặc biệt là 2 trung tâm logistics cấp tỉnh và 1 trung tâm logistics cấp vùng đã được quy hoạch tại tỉnh Phú Thọ.

Toàn cảnh Hội nghị

Đại diện các Sở, ngành của tỉnh Phú Thọ thông tin một số nét về tình hình kinh tế xã hội, về quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực trạng hạ tầng và quy hoạch hạ tầng logistics, tiềm năng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn;…

Các đại biểu cùng nhau thảo luận, trao đổi, tư vấn các giải pháp, định hướng phát triển logistics của tỉnh; định hướng và giải pháp để thu hút đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Theo báo cáo của Sở Công Thương Phú Thọ, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực vận tải, kho bãi giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7,2% và tỷ trọng đóng góp vào GRDP của tỉnh duy trì ổn định ở mức 3,5%.

Theo Quy hoạch chung của tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh quy hoạch xây dựng 3 trung tâm logistics, trong đó có 1 trung tâm logistics cấp vùng nằm trong tổng thể Khu công nghiệp dịch vụ Bắc Sơn với diện tích trên 54,5 ha; 2 trung tâm logistics cấp tỉnh gồm trung tâm logistics Lâm Thao và trung tâm logistics Hạ Hòa. Sở Công Thương Phú Thọ trân trọng mời gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tìm hiểu về môi trường đầu tư kinh doanh và cơ hội đầu tư, hợp tác lâu dài tại tỉnh Phú Thọ.

Để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, tạo mối liên hệ gắn kết giữa logistics với các ngành sản xuất, thương mại và xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế, tạo động lực phát triển cho những năm tiếp theo và xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Phú Thọ - cho biết, tỉnh Phú Thọ xác định trong thời gian tới, cần tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, thu hút phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với logistics và hoạt động xuất nhập khẩu.

Đồng thời, cải thiện mạnh mẽ và nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi giá trị, đặc biệt là đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh; tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm giảm chi phí, thời gian và tiện ích thông quan cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc khi có phản ánh; đảm bảo an ninh trật tự, tạo sự bình đẳng cho các nhà đầu tư lâu dài tại tỉnh.

Quyết tâm xây dựng Phú Thọ tiếp tục là "điểm đến hấp dẫn" thu hút doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, đặc biệt quan tâm đến thu hút đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ logistics.

Trong khuôn khổ của chương trình hội nghị, các đại biểu và khách mời sẽ tham gia hoạt động khảo sát thực địa cơ sở hạ tầng logistics và khu vực quy hoạch trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển