Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

Báo cáo thường niên FDI bên cạnh chỉ rõ cơ hội và thách thức toàn cầu trong thu hút FDI, cũng đưa ra gợi ý quan trọng để Việt Nam "nâng chất" dòng vốn ngoại.
Báo cáo thường niên FDI năm 2023: Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 32,1% Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3: Điểm sáng xuất khẩu, thu hút FDI Giải pháp để Việt Nam 'ghi điểm' với nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam - điểm đến an toàn, hấp dẫn

Báo cáo thường niên năm 2024 về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với chủ đề “Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng” đã được Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài công bố vào sáng 16/4.

Báo cáo thường niên FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất
GS. TSKH Nguyễn Mại trình bày Báo cáo thường niên FDI. Ảnh: NH

Báo cáo do GS, TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài - chủ biên đã điểm lại những thành tựu của Việt Nam trong thu hút FDI những năm qua, đặc biệt là trong năm 2024. Dù tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều thách thức, nhưng năm 2024, Việt Nam đã thu hút được 38,2 tỷ USD vốn FDI, giảm 3% so với năm 2023 nhưng vốn FDI giải ngân lại tăng 9,4%.

Theo nhận định của GS, TSKH Nguyễn Mại, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2024 vẫn khá tích cực. Trong đó, điểm sáng là việc các dự án đang hoạt động đã điều chỉnh vốn đầu tư tăng hơn 50%, chứng tỏ các dự án đầu tư đã hoạt động đang kinh doanh hiệu quả, nhà đầu tư tin tưởng, đánh giá cao môi trường đầu tư và triển vọng kinh doanh rất khả quan trong những năm tới.

Báo cáo FDI cũng cho thấy, các tổ chức quốc tế, hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đưa ra những đánh giá khá tích cực về môi trường đầu tư Việt Nam. Cụ thể, khảo sát về thực trạng các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho biết, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh có lãi tại Việt Nam đạt trên 64%, lần đầu tiên sau 5 năm vượt mức 60%.

Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam, có 56,1% doanh nghiệp dự kiến mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1 - 2 năm tới, số lượng này đứng đầu khu vực ASEAN.

Làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp Nhật Bản sang các quốc gia ASEAN tăng rõ rệt, trong đó, một số lượng lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Điều này sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Tương tự như Nhật Bản, GS, TSKH Nguyễn Mại cho rằng, các doanh nghiệp châu Âu cũng đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam. Tinh thần lạc quan của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu với môi trường đầu tư Việt Nam đã đẩy Chỉ số niềm tin kinh doanh lên mức 61,8%, bất chấp những thách thức từ bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.

Phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (75%) tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục là lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

"Điều này cho thấy, không chỉ là niềm tin vào triển vọng thị trường Việt Nam mà còn được củng cố nhờ kế hoạch tái cơ cấu, tinh gọn bộ máy tổ chức của Chính phủ Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả hơn" - GS, TSKH Nguyễn Mại nêu.

Triển vọng cho dòng vốn ngoại năm 2025

Dự báo về cơ hội thu hút FDI trong năm 2025, GS, TSKH Nguyễn Mại cho rằng, năm 2025 tình hình chính trị, kinh tế, thương mại và đầu tư thế giới biến động khó lường, tạo ra những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế và thu hút FDI của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế cao. Trong đó, những lĩnh vực tại Việt Nam đang có sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài đó là ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ...

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại
Tăng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu và phát triển. Ảnh minh họa

Trên cơ sở đó, để "nâng chất" dòng vốn ngoại, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP, Việt Nam cần tập trung vào một số nhóm yếu tố, bao gồm: Tăng tỷ trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp thành lập trung tâm R&D và chuyển giao công nghệ bằng chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính; thu hút các nguồn lực trong nước và quốc tế đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, các ngành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng.

Việt Nam cũng cần tập trung đầu tư đào tạo công dân thế hệ số, cải cách giáo dục và đào tạo để lớp công dân mới có tri thức, kỹ năng và thích ứng với mô hình tăng trưởng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số; có chính sách thu hút chuyên gia người Việt Nam và người nước ngoài có kiến thức và kỹ năng trong các ngành nghề ưu tiên phát triển.

Bên cạnh đó, để "nâng chất" cho dòng vốn ngoại, Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào công nghệ hiện đại và nhân lực chất lượng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, giảm thiểu thủ tục cấp phép, triển khai các dự án đầu tư, tăng cường hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

"Cùng với lợi thế vốn có của Việt Nam là ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội, việc rút ngắn thời gian triển khai các dự án đầu tư sẽ góp phần đưa doanh nghiệp tham gia vào thị trường, tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế" - báo cáo FDI nêu rõ.

GS. TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài: Cùng với kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp, tác, kinh tế tư nhân, khu vực FDI tiếp tục được đánh giá là động lực tăng trưởng quan trọng, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025.

Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thu hút đầu tư nước ngoài

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Dòng vốn sẽ không tự nhiên ào ào chảy đến khi Việt Nam tuyên bố thành lập trung tâm tài chính quốc tế. Để các nhà đầu tư rót vốn, rất nhiều việc cần làm.
Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

VPBank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất đến cuối năm 2025 tăng 23% lên hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trở thành ngân hàng tiếp theo ghi danh vào câu lạc bộ “triệu tỷ
Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Theo các chuyên gia, khi có trung tâm tài chính, ngân hàng Việt phải đối diện với sự cạnh tranh rất lớn, và có khả năng thua ngay trên sân nhà.

Tin cùng chuyên mục

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

TPBank Premier Banking thu hút giới tinh hoa nhờ công nghệ hiện đại và chiến lược cá nhân hóa, mang đến đặc quyền trải nghiệm riêng biệt cho khách hàng ưu tiên.
15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

Theo Ngân hàng Nhà nước, có 15 ngân hàng tham gia chương trình tín dụng 100.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; mở rộng khách hàng vay vốn.
23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Chiều ngày 15/4/2025, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024, đồng thời chính thức phát động mùa giải năm 2025.
Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Lợi dụng giá trị nhân văn của bảo hiểm, không ít người đã làm giả hồ sơ hòng trục lợi, gây tổn hại đến ngành bảo hiểm và người tiêu dùng chân chính.
Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng đạt những bước tiến mạnh mẽ, nhưng cũng đối diện thách thức lớn về an ninh mạng, thiếu hụt nhân lực và hoàn thiện khung pháp lý.
Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Tỷ giá USD và nhiều ngoại tệ mạnh như: Euro, Yên Nhật tiếp tục tăng so với đồng Việt Nam, tuy nhiên, diễn biến thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát.
Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

Năm 2024, doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước đó.
BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

BIDV chính thức ra mắt bộ đôi thẻ phiên bản đặc biệt và chương trình ưu đãi “68 năm BIDV: Tự hào cùng Việt Nam - Kết nối triệu hành trình”
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giới thiệu Apple Pay đến với chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24 (chủ thẻ Vietcombank NAPAS) tại Việt Nam.
Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Thủ tục hành chính ngân hàng: Cắt giảm 30%, số hóa 100%

Ngân hàng Nhà nước mạnh tay cắt giảm 30% thủ tục hành chính, đưa 100% quy trình lên online, mở lối thông suốt cho doanh nghiệp bước vào thời kỳ số hóa.
Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Người không có lương hưu nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7

Từ 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người không đủ điều kiện hưởng lương hưu và đủ tuổi nhận trợ cấp hưu trí sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Giải pháp để Việt Nam

Giải pháp để Việt Nam 'ghi điểm' với nhà đầu tư nước ngoài

Bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, nhà đầu tư ngoại thể hiện sự thận trọng trong quyết định. Việt Nam cần triển khai các giải pháp để tăng sức hút với FDI.
Hơn 31.000 tỷ đồng hoàn thuế VAT quý I/2025

Hơn 31.000 tỷ đồng hoàn thuế VAT quý I/2025

3 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế đã ban hành 3.911 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền là 31.128 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ 2024.
Trung Quốc mở cửa thị trường ETF cho công ty phương Tây?

Trung Quốc mở cửa thị trường ETF cho công ty phương Tây?

Trung Quốc đang xem xét cho phép các công ty phương Tây hoạt động như các nhà tạo lập thị trường trong lĩnh vực quỹ hoán đổi danh mục (ETF).
Phố Wall tuần tới: Nhà đầu tư lo ngại điều gì?

Phố Wall tuần tới: Nhà đầu tư lo ngại điều gì?

Những biến động dữ dội trên các thị trường toàn cầu đang đẩy nhà đầu tư cổ phiếu Mỹ vào tình trạng căng thẳng trong tuần tới.
Doanh nghiệp dừng hoạt động phải ‘khai tử’ hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp dừng hoạt động phải ‘khai tử’ hiệu lực mã số thuế

Cơ quan thuế vừa gửi thư đến người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã ngừng hoạt động nhưng chưa làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

TPBank báo lãi hơn 2.100 tỷ đồng trong Quý I/2025

Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Gói tín dụng lớn, cửa vay có mở?

Đà tăng của tín dụng được dự báo sẽ mạnh lên trong quý II/2025 khi các ngân hàng đang tập trung cho vay ra ở nhiều lĩnh vực then chốt.
Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

Techcombank ra mắt đặc quyền riêng cho Hội viên Inspire - Gắn kết cùng bạn bè và gia đình

Techcombank chính thức ra mắt gói đặc quyền mới Techcombank Inspire hấp dẫn với đặc quyền tích điểm Techcombank Rewards lên đến 25% giá trị giao dịch.
Sửa Luật Ngân sách: Động lực thể chế cho kỷ nguyên mới

Sửa Luật Ngân sách: Động lực thể chế cho kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước có ý nghĩa chiến lược với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tạo động lực để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Mobile VerionPhiên bản di động