Chủ nhật 27/04/2025 07:59

Xuất siêu gần 20 tỷ USD năm 2020

Con số xuất siêu chính thức của năm 2020 là gần chạm mốc 20 tỉ USD, thay vì con số 19,1 tỉ USD như ước tính trước đó của Tổng cục Thống kê. Khi cả thế giới phần lớn là tăng trưởng xuất khẩu âm, có rất ít các nước có tốc độ tăng trưởng dương và là một trong những nền kinh tế có tốc độ xuất khẩu cao nhất trên thế giới, xuất siêu ở mức cao là tín hiệu rất tích cực.

Trước đó, con số xuất siêu ước tính 19,1 tỷ USD cũng là con số kỷ lục trong 5 năm trở lại đây.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong năm 2020 đạt 545,36 tỉ USD, tăng 5,4% với năm trước đó. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỉ USD, tăng 7%, tương ứng tăng 18,39 tỉ USD và nhập khẩu đạt 262,7 tỉ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỉ USD.

Cả nước xuất siêu gần 20 tỷ USD năm 2020

Tính ra, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 19,95 tỉ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, ngay từ năm 2016, chúng ta đã xuất siêu và điều rất đáng mừng là xu thế xuất siêu này tiếp tục được duy trì ổn định liên tục 5 năm liền. Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn của hoạt động thương mại quốc tế nhưng chúng ta đạt con số kỷ lục về xuất siêu. Đây quả thực là một con số vô cùng ấn tượng khi nhớ lại 5 năm trước và trở về giai đoạn trước, chúng ta triền miên trong nhập siêu ở mức độ lớn.

Trong năm 2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 112,02 tỉ USD, tăng 16,2% so với năm trước đó, liên tục là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm vừa qua với thị trường này đạt 352,97 tỉ USD, tăng 4,2% so với năm 2019, trong đó trị giá xuất khẩu là 140,25 tỉ USD, tăng 3,4% và trị giá nhập khẩu là 212,72 tỉ USD, tăng 4,7%.

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là châu Âu: 63,85 tỉ USD (giảm 3,1%); châu Đại Dương: 9,79 tỉ USD (tăng 2,4%); và châu Phi: 6,72 tỉ USD (giảm 5%) so với năm 2019.

Năm 2021, theo giới phân tích, mặc dù dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, nhưng những dấu hiệu tích cực đang dần sáng rõ. Nền kinh tế thế giới sẽ ấm dần lên, kéo theo cùng hoạt động đầu tư, thương mại của nền kinh tế Việt Nam.

Theo mô hình dự báo của Viện Kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam dự báo đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp). Năm 2020, Quốc hội không đặt chỉ tiêu cho xuất khẩu, song đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng vẫn được nhận định là “cỗ tam mã” cho tăng trưởng năm 2021.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng