Thứ bảy 10/05/2025 04:41

Xuất nhập khẩu năm 2024: Chủ động thích ứng để giữ vững thị trường

Sau những con số tích cực trong tháng 1/2024, các doanh nghiệp cũng kỳ vọng hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phục hồi tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong tháng 1/2024

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/2024 đạt 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 17,62 tỷ USD), trong đó xuất khẩu đạt 33,57 tỷ USD, tăng 42%, nhập khẩu 30,65 tỷ USD tăng 33,3% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2024 ước tính xuất siêu 2,92 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu 2024: Chủ động thích ứng để giữ vững thị trường

Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 9,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 10,9 tỷ USD.

Tháng 1/2024 xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ ước tính đạt 8,2 tỷ USD, tăng 57,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 10,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 200 triệu USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 138 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc 4,8 tỷ USD, tăng 39,8%; nhập siêu từ Hàn Quốc 2,8 tỷ USD, giảm 24,9%; nhập siêu từ ASEAN 704 triệu USD, giảm 11,4%.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 1/2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 292 triệu USD, chiếm 0,9%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 29,48 tỷ USD, chiếm 87,8%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 3,07 tỷ USD, chiếm 9,1%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 730 triệu USD, chiếm 2,2%.

Tháng 1/2024, có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 65,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cụ thể, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 5,8 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước; Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5 tỷ USD, tăng 57,4%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 3,8 tỷ USD, tăng 31,2%; dệt may đạt 2,9 tỷ USD, tăng 28,6%; giày dép đạt 1,85 tỷ USD, tăng 35%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,4 tỷ USD, tăng 74,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 74,6% so với cùng kỳ.

Cân bằng và đa dạng hóa giữa các thị trường

Theo các chuyên gia, nhờ đơn hàng xuất khẩu phục hồi nhanh trong những tháng cuối năm 2023 nối tiếp sang năm mới, hết tháng đầu tiên của năm 2024, điện thoại và linh kiện đã lấy lại ví trí ngành hàng xuất khẩu dẫn đầu, với 5,8 tỷ USD

Tuy nhiên, sự tăng trưởng 15,8% so với cùng kỳ cũng chưa nói lên quá nhiều điều, bởi tháng 1/2023, là thời điểm có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nên xuất khẩu cả nước đạt chưa đầy 24 tỷ USD (riêng điện thoại, linh kiện đóng góp 5 tỷ USD).

Để tiếp tục giữ vị trí ngành hàng xuất khẩu dẫn đầu, trong các tháng tiếp theo, doanh nghiệp sản xuất điện thoại, linh kiện còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tại các thị trường lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Bởi năm ngoái, nhóm hàng này đã tăng trưởng âm 30,5% tại Hàn Quốc và âm 33,5% tại Hoa Kỳ.

Bàn về động lực xuất khẩu trong thời gian tới, trong báo cáo kinh tế vĩ mô vào đầu tháng 2/2024 từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán Mirae Asset nhắc đến 3 yếu tố.

Thứ nhất là điện thoại và linh kiện hồi phục nhờ việc ra mắt dòng điện thoại thông minh S24 mới của Samsung vào tháng 1/2024.

Thứ hai là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng trưởng dương trong tháng 1, báo hiệu tích cực nhu cầu cho hoạt động sản xuất tăng cao.

Thứ ba là dấu hiệu cho thấy nhu cầu cải thiện ở một số thị trường xuất khẩu trong những tháng gần đây, với PMI (chỉ số Quản lý Mua hàng) sản xuất của Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Hàn Quốc trên ngưỡng 50 và PMI sản xuất của Khu vực đồng Euro và Nhật Bản tăng so với các tháng trước mặc dù dưới mức 50 trong tháng 1.

Theo dự báo, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, triển vọng tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư không đồng đều, rủi ro gia tăng.

Vì vậy, để tăng trưởng xuất khẩu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2024, có vai trò quan trọng của hoạt động xúc tiến thương mại và sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan chức năng dành cho cộng đồng doanh nghiệp.

Giới chuyên gia lưu ý việc cân bằng và đa dạng hóa giữa các thị trường, khách hàng và chủng loại sản phẩm cung ứng rất quan trọng. Nhất là vừa có thể duy trì được khách hàng và thị trường truyền thống, vừa tránh được việc “bỏ trứng vào 1 giỏ” khi thị trường gặp khó khăn. Các doanh nghiệp cần ở tâm thế sẵn sàng để đón các cơ hội quay trở lại, cũng như linh hoạt ứng phó trước các thách thức, có được sách lược phù hợp nhất cho mình.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, trong năm 2024, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết 11/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt phương châm hành động năm 2024 là “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo và hiệu quả bền vững”. Bộ Công Thương đề nghị các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp chủ động sáng tạo trong công tác phát triển thị trường cho sản phẩm địa phương, ngành hàng, phối hợp sát sao với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại thiết thực, hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác đa dạng các thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu phục vụ phát triển sản xuất…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Tết Nguyên đán

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025