Thứ hai 23/12/2024 17:01

Xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 khởi sắc, tăng 5,3%

Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại được thúc đẩy mạnh mẽ nên kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 năm 2023 ước đạt 55,86 tỷ USD, tăng 5,3% so với tháng trước.

Xuất nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc

Theo Tổng cục Thống kê, dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5 đã có dấu hiệu khởi sắc hơn, song tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, vẫn giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,79 tỷ USD, tăng 1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,26 tỷ USD, tăng 5,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Năm giảm 5,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 5,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 5,8%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 35,19 tỷ USD, giảm 13,2%, chiếm 25,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 100,98 tỷ USD, giảm 11,1%, chiếm 74,2%.

Xuất khẩu gạo khởi sắc

Gạo chính là một trong những mặt hàng xuất khẩu đang có nhiều tín hiệu vui trên thị trường. Cuối tháng 5 vừa qua, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 490 - 495 USD/tấn, cao hơn so với mức 485 - 495 USD/tấn vào tuần trước. Đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam đó là gạo 5% tấm của Thái Lan, trong tuần này được niêm yết ở mức giá cao hơn 5 USD/tấn so với gạo Việt Nam.

Dữ liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 5/2023, 213.000 tấn gạo đã được bốc dỡ tại cảng TP Hồ Chí Minh, với phần lớn gạo được chuyển đến Philippines, Indonesia và châu Phi.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương nhấn mạnh, trong thời gian vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến khi gia tăng cả về khối lượng và trị giá. Đặc biệt là trong những tháng gần đây, giá gạo xuất khẩu luôn ở mức cao, vượt cả giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến kết quả khả quan này, ông Trần Thanh Hải cho biết, nguyên nhân chính là thời gian qua, các bộ, ngành đã có sự hỗ trợ các doanh nghiệp để chuyển đổi gạo xuất khẩu sang gạo từ phẩm cấp thấp và trung bình sang chất lượng cao, gạo thơm, gạo hữu cơ… Đây là nguyên nhân chính giúp giá xuất khẩu tăng cao và giúp gạo Việt Nam giữ vững được vị thế xuất khẩu.

Ngoài mặt hàng gạo có nhiều khởi sắc, trong 5 tháng đầu năm 2023 có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 87,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,4%).

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 1,77 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 120,24 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 10,79 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 3,37 tỷ USD, chiếm 2,5%.

5 tháng, cả nước xuất siêu 9,8 tỷ USD

Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt 26,81 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,31 tỷ USD, tăng 3,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 tỷ USD, tăng 7,8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Năm giảm 18,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 24,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 14,7%.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 126,37 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 43,95 tỷ USD, giảm 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 82,42 tỷ USD, giảm 17,5%.

Trong 5 tháng đầu năm 2023 có 24 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 03 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 41,6%).

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 118,31 tỷ USD, chiếm 93,6%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 43,9%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 49,7%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 8,06 tỷ USD, chiếm 6,4%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 37,2 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 43,4 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang Mỹ ước đạt 31,2 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 12,6 tỷ USD, giảm 3,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 521 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 564 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc 23,6 tỷ USD, giảm 16,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 10,8 tỷ USD, giảm 38,3%; nhập siêu từ ASEAN 3,4 tỷ USD, giảm 41,3%.

Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 4 xuất siêu 2,66 tỷ USD; 4 tháng xuất siêu 7,56 tỷ USD; tháng Năm ước tính xuất siêu 2,24 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,24 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,76 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,56 tỷ USD.

Con số kim ngạch xuất khẩu khởi sắc của tháng 5 cho thấy các giải pháp xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả nhất định. Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất nhập khẩu. Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ như đẩy mạnh đổi mới và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN). Cụ thể, quyết liệt đột phá vào các thị trường mới, nơi có tầng lớp trung lưu gia tăng như các thị trường mới nổi E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mêxico và Indonesia; thị trường Halal (Trung Đông, Malaysia, Brunay)

Ngoài ra, khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tạo thuận lợi hoá, tăng cường chuyển đổi số trong công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công