Thứ hai 18/11/2024 15:18

Xuất khẩu rau, quả sang Bắc Âu: Chú trọng thị trường ngách

Thị trường rau, quả tại Bắc Âu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, mở ra cơ hội cho cả nhà xuất khẩu (XK) cũ và mới từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tiềm năng lớn

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển cho biết, xu hướng tiêu dùng rau, quả ở thị trường Bắc Âu rất khả quan trong những năm tới. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, các nước Bắc Âu phụ thuộc vào rau, quả nhập khẩu với hơn 90% hoa quả và 40% sản phẩm rau.

Việc nhập khẩu hoa quả nhiệt đới của thị trường Bắc Âu tăng nhanh trong những năm gần đây, mở ra cơ hội cho cả nhà XK cũ và mới từ các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển đóng góp hơn 50% lượng cung cho thị trường đối với một số loại hoa quả như: Đu đủ, xoài, dứa, chà là, me và chanh leo, và 30% đối với bơ, sung, dưa và nho. Một yếu tố tích cực nữa là nhập khẩu hoa quả nhiệt đới từ các nước đang phát triển được thực hiện quanh năm.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 cũng mang lại lợi thế lớn cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi thuế các mặt hàng rau, quả tươi hầu hết về 0%.

Các sản phẩm đóng gói sẵn có nhiều cơ hội xuất khẩu

Đặt chất lượng lên hàng đầu

Mặc dù được đánh giá là khả quan nhưng thị trường này khá nhỏ so với các nước châu Âu khác. Ngoài ra, không dễ dàng cho các nhà cung cấp mới khi sự cạnh tranh từ các tập đoàn hoa quả đa quốc gia, các công ty hậu cần vận chuyển, các kho lạnh, các công ty đóng gói và tiếp thị đã hiện diện từ lâu. Hiện, các sản phẩm được trồng trong khu vực châu Âu chiếm đến 90% thị phần nhập khẩu rau của các nước Bắc Âu, các nước đang phát triển chỉ chiếm chưa đến 10% thị phần. Các loại rau trái vụ như cà chua, ớt ngọt thường được cung cấp bởi các nước gần khu vực Bắc Âu. Địa lý xa xôi và Việt Nam chưa có chuyến bay thẳng đến khu vực Bắc Âu cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc XK rau, quả tươi sang khu vực này.

Những năm gần đây, người tiêu dùng ngày càng có ý thức áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, dẫn đến nhu cầu cao hơn đối với rau, quả tươi, sản phẩm sạch và tự nhiên. Bên cạnh đó, lối sống ở châu Âu đang trở nên nhanh hơn và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm dễ dàng và thuận tiện. Chính vì vậy, các DN Việt Nam có thể cân nhắc 2 loại thực phẩm gồm: Sản phẩm tiện lợi và sản phẩm hữu cơ.

Các sản phẩm đóng gói sẵn, cả rau và hoa quả ngày càng trở lên thông dụng trong thương mại bán lẻ. Các nhà XK từ các nước đang phát triển đã trở thành các nhà cung cấp lớn các sản phẩm. Để hưởng lợi từ xu hướng này, các DN cần tìm đến người mua có thể gia tăng giá trị cho sản phẩm và đảm bảo đáp ứng được chính xác chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời, phải nghiên cứu, tuân thủ các quy định của thị trường.

Xu hướng sản xuất, kinh doanh bền vững và có trách nhiệm hơn ngày càng được quan tâm. Xu hướng này liên quan đến nhiều khía cạnh trong chuỗi cung ứng, bao gồm điều kiện việc làm, sử dụng nước, quản lý chất thải… Sản phẩm của DN sẽ được người mua Bắc Âu chấp nhận nếu tuân thủ các sáng kiến bền vững.

Xây dựng thương hiệu và kể chuyện về sản phẩm là những công cụ cần thiết để hỗ trợ tiếp thị các sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm cho thị trường ngách.

Phát triển thị trường ngách, tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm sẽ là những giải pháp giúp DN Việt có chỗ đứng tại thị trường này.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu rau quả

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Mục tiêu tăng trưởng GDP qua lăng kính chuyên gia quốc tế

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Sở Công Thương Long An hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Mô hình 'con tôm ôm cây lúa' đưa đặc sản An Giang lên sàn thương mại điện tử

Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần chính sách ưu đãi vượt khung, vượt trội

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính