Thứ bảy 28/12/2024 14:53

Xuất khẩu qua các cửa khẩu phía Bắc: Chuyển biến tích cực

Lượng xe tồn giảm, nhiều mặt hàng được thông quan ngay từ những ngày đầu tiên của năm Nhâm Dần, hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều mặt hàng được thông quan

Sau khi chịu rất nhiều áp lực do Trung Quốc hạn chế thông quan trước đó, tin vui cho rau, quả xuất khẩu là từ mùng 3 Tết, nhiều xe container chở chuối, thanh long… đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Cùng với rau, quả, nhiều nông sản và hàng hóa khác của Việt Nam đã thông quan qua khu vực cửa khẩu thuận lợi hơn sau một thời gian dài khó khăn. Kết quả này có sự đóng góp tích cực từ các hoạt động của Bộ Công Thương.

Xuất khẩu thanh long sang Hà Khẩu (Trung Quốc) qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai)

Trước đó, Bộ Công Thương đã có hàng loạt giải pháp như triển khai các hoạt động gửi công thư, gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu tại cửa khẩu; ban hành các chỉ thị về việc tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước; có các văn bản gửi các bộ, ngành, UBND các vùng trồng và làm việc với các hiệp hội, hãng tàu để phối hợp tháo gỡ khó khăn cho tình hình xuất khẩu qua cửa khẩu…

Đặc biệt, Bộ đã liên tục tổ chức đoàn công tác đi làm việc trực tiếp tại Quảng Ninh, Lạng Sơn và Lào Cai ngay trong những ngày căng thẳng nhất. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết định số 54/QĐ-BCT ngày 17/1/2022 về việc thành lập Ban chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc (Ban chỉ đạo) và họp phiên thứ nhất vào ngày 18/1. Ngay sau đó, ngày 24/1/2022, đoàn công tác do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Ban chỉ đạo - dẫn đầu tiếp tục có các chương trình làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Đến ngày 25/1, Trung Quốc tuyên bố khôi phục lại thông quan tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - cửa khẩu đặc biệt quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc.

Nhờ các giải pháp đó, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 8h00 ngày 8/2/2022, trên tuyến biên giới phía Bắc, có 13/76 cửa khẩu, lối mở đang hoạt động. Trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 5/7 cửa khẩu; cửa khẩu phụ đang hoạt động là 3/21; lối mở/điểm thông quan đang hoạt động là 1/42 (Lối mở Km3+4 Hải Yên - Quảng Ninh).

Sau Tết Nguyên đán, tổng lượng xe chờ xuất khẩu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc tính tại thời điểm 08h00 ngày 8/2/2022 là 1.982 xe, giảm 51 xe so với ngày 7/2/2022. Trong đó, tại Lạng Sơn là 1.267 xe, tại Quảng Ninh là 610 xe, tại Lào Cai là 105 xe, tại Cao Bằng không có xe tồn. Nhiều cửa khẩu tại biên giới đã quay lại làm việc từ rất sớm. Năng lực thông quan được phục hồi tương đối tốt, khác hẳn với thời điểm cao điểm ùn tắc cuối năm 2021.

Lượng xe tồn tiếp tục giảm

Theo Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn), tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm 8h00 sáng ngày 8/2/2022 là 1.267xe. Đây là kết quả khả quan bởi trong giai đoạn cao điểm, số xe tồn tại đây lên đến 5.000 xe.

Đối với tỉnh Quảng Ninh, theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh, Cửa khẩu Cầu Bắc Luân 2, Lối mở biên giới km3+4 đã chính thức thực hiện thông quan hàng hoá sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022. Tại Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, qua điện đàm, Sở Biên mậu Lý Hỏa (Trung Quốc) thông báo, do phía Trung Quốc chưa bố trí được phương tiện vận chuyển và công nhân bốc xếp, nên trong ngày 7 - 8/2/2022, không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Bắc Phong Sinh. Cửa khẩu Hoành Mô, huyện Bình Liêu cũng không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện.

Về tình hình hàng hóa chờ thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới Quảng Ninh, lượng xe hiện đang chờ xuất khẩu tại cửa khẩu, lối mở biên giới tỉnh Quảng Ninh tính tại thời điểm 8h00 ngày 8/2/2022 là 610 xe (trên địa bàn TP. Móng Cái), tăng 2 xe so với thời điểm ngày 7/2/2022, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn cao điểm.

Tại tỉnh Lào Cai, tổng lượng xe chờ xuất khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai tính tại thời điểm 8h00 ngày 8/2/2022 là 105 xe, giảm 95 xe so với thời điểm ngày 7/2/2022. Tính từ ngày 12/1 - 6/2/2022, tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lào Cai ước đạt 131,323 triệu USD, lũy kế đạt trên 205 triệu USD…

Hiện nay, tình hình ùn tắc tại cửa khẩu biên giới đã cơ bản được kiểm soát. Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đợt ùn tắc ở biên giới gần đây có nguyên nhân trực tiếp là do Trung Quốc siết chặt các biện pháp phòng dịch khiến năng lực thông quan giảm xuống đáng kể. Tình trạng này cho thấy những rủi ro của hoạt động xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đặc biệt là xuất khẩu nông sản và xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở (hay còn gọi là xuất khẩu tiểu ngạch). Các tỉnh vùng trồng quan tâm hơn nữa, có biện pháp thiết thực để kết nối nông dân, thương lái với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Bộ Công Thương liên tục cảnh báo các địa phương, chủ hàng cần giữ bằng được an toàn dịch bệnh trên bao bì hàng hoá, nông sản xuất khẩu, phương tiện vận chuyển… Bởi nếu phát hiện có virus trên bao bì, hàng hoá, phía Trung Quốc sẽ lại đóng cửa khẩu và dừng nhập khẩu loại hàng hoá đó.
Lan Nga Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ