Thứ hai 05/05/2025 19:50

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu phân bón sang thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, với gần 66,85 triệu USD, tăng 174,5% về lượng và tăng 192,7% về kim ngạch so cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2024, cả nước xuất khẩu trên 1,44 triệu tấn phân bón các loại, tương đương gần 590,54 triệu USD, giá trung bình 409,9 USD/tấn, tăng 10,9% về khối lượng, tăng 9,36% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 1,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Riêng tháng 10/2024, xuất khẩu 147.489 tấn phân bón các loại đạt 59,81 triệu USD, giá 405,6 USD/tấn, tăng 15,5% về khối lượng, tăng 15,4% kim ngạch nhưng giảm 0,15% về giá so với tháng 9/2024. So với tháng 10/2023, cũng tăng 38% về lượng, tăng 22,8% kim ngạch nhưng giảm 11% về giá.

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 33,2% trong tổng khối lượng và chiếm 33,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 478.564 tấn, tương đương 197,37 triệu USD, giá trung bình 412,4 USD/tấn, tăng 2,27% về lượng, giảm 0,32% kim ngạch và giá giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tháng 10/2024, xuất khẩu sang thị trường này đạt 59.699 tấn, tương đương 23,19 triệu USD, giá trung bình 388,4 USD/tấn, tăng 18,2% về lượng, tăng 10% kim ngạch, nhưng giá giảm 6,9% so với tháng 9/2024.

Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 164.334 tấn, tương đương gần 66,85 triệu USD, giá trung bình 406,8 USD/tấn, tăng mạnh 174,5% về lượng, tăng 192,7% kim ngạch và tăng 6,6% về giá, chiếm trên 11% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 95.763 tấn, tương đương 36,51 triệu USD, giá trung bình 381,3 USD/tấn, tăng 17,6% về lượng, tăng 32,4% kim ngạch và giá tăng 12,5%, chiếm 6,7% trong tổng khối lượng và chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch.

Theo nhận định của một số thương nhân ngành phân bón, xuất khẩu phân bón đang phục hồi nhưng kim ngạch xuất khẩu cả năm vẫn sẽ cách khá xa mức kỷ lục 1 tỷ USD của năm 2022. Bởi trong năm nay, giá phân bón trên thị trường toàn cầu vẫn đang trong xu hướng giảm.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), giá nguyên liệu đầu vào giảm đang dẫn tới sự cải thiện về sản xuất phân bón trên thế giới. Ví dụ, tại châu Âu, giá khí thiên nhiên (nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất cho sản xuất phân đạm) trong quý 2 thấp hơn 11% so với cùng kỳ năm 2023, giá lưu huỳnh thấp hơn 26%… Trong quý 2 năm nay, chỉ số giá phân bón hợp lý đã đạt tương đương mức trung bình của thời kỳ 2015 - 2019.

WB dự báo, giá phân bón trung bình trong các năm 2024 và 2025 sẽ thấp hơn so với năm 2023, nhưng vẫn cao hơn mức giá trung bình thời kỳ 2015 - 2019. Nguyên nhân là nhu cầu sử dụng phân bón đang ở mức cao, trong khi Trung Quốc đang tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân lân, các biện pháp trừng phạt quốc tế đang được áp đặt với Belarus và Nga (hai quốc gia chiếm gần 50% tổng sản lượng phân kali toàn cầu)...

Do giá thế giới giảm, giá phân bón xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay cũng giảm xuống. Trong 10 tháng năm 2024, giá phân bón xuất khẩu bình quân đạt 409,9 USD/tấn, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá phân bón xuất khẩu sang Campuchia giảm 2,5% xuống còn 412,4 USD/tấn.

Trong khi giá phân bón xuất khẩu chung bị giảm, giá phân bón xuất khẩu sang Hàn Quốc và Malaysia lại tăng. Cụ thể, giá phân bón xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 10 tháng đầu năm đạt bình quân 406,8 USD/tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2023. Với phân bón xuất khẩu sang Malaysia, giá xuất khẩu bình quân đạt 381,3 USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc