Thứ hai 23/12/2024 04:15

Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua thương mại điện tử: Cần nâng cao kiến thức và kỹ năng

Để khai thác thương mại điện tử, hướng tới xuất khẩu thành công, các doanh nghiệp ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn cần phải học hỏi rất nhiều về kỹ năng và kiến thức.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến việc kết nối, giao thương trực tiếp bị hạn chế, khai thác thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu, được coi là một hướng đi phù hợp. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng thủ đông mỹ nghệ Việt Nam, đã đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử quốc tế để tiếp cận khách hàng và xuất khẩu, bước đầu đã có được thành công nhất định.

Ví dụ tại Công ty King Craft Viet cho thấy, chỉ trong vòng 2 tháng lên sàn alibaba.com, gian hàng của công ty đã đạt thứ hạng 3 sao. Trong năm 2020 và 2021, gian hàng của công ty mỗi tháng có khoảng 30.000 lượt ghé thăm, nhận được khoảng 200 thư hỏi hàng, trong số đó đã có những đơn hàng được chốt.

Ảnh minh họa

Để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thế giới, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan đã có các chương trình hợp tác với các sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amzon, Alibaba hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa. Amazon, Alibaba, cũng có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia, cả về hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng khai thác sàn thương mại điện tử, đào tạo kiến thức, kỹ năng tiếp cận thị trường, khách hàng toàn cầu...

Tuy nhiên, không phải ai, doanh nghiệp nào khi lên sàn thương mại điện tử để xuất khẩu cũng sẽ thành công. Khi có gian hàng trên Alibaba, hay Amazon, khai thác tốt các kỹ năng, tiếp cận được khách hàng, có đơn hàng rồi, thì phía sau là cả một quá trình liên quan từ tổ chức sản xuất đến việc thực hiện các qui trình, thủ tục về xuất nhập khẩu hàng hóa... Điều này, đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ qua thương mại điện tử phải có đủ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm, nhân lực phù hợp. Đại diện Đại lý ủy quyền của alibaba.com tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ lên sàn alibaba.com đa số quy mô còn rất nhỏ, lẻ, hạn hẹp, thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức về công nghệ, chuyển đối số, thương mại quốc tế.

Theo nghệ nhân Sơn mài Đỗ Trọng Đoàn (Hà Nội), nhà nước cần hỗ trợ xây dựng các sàn thương mại điện tử chuyên sâu về thủ công mỹ nghệ; định hướng, đào tạo kỹ năng, kiến thức chuyển đổi số, thương mại điện tử xuyên biên giới… giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ đẩy mạnh xuất khẩu.

Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024