Chủ nhật 27/04/2025 16:00

Xuất khẩu hàng hóa 8 tháng tăng 17,3%

8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước – theo con số của Tổng cục Thống kê.

Lựa chọn phương thức xuất khẩu qua thương mại điện tử, doanh thu xuất khẩu của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ BigPhone đã tăng lên 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận thị trường rộng lớn, dễ dàng tìm kiếm thông tin khách hàng cũng như các yêu cầu của thị trường để tăng tốc xuất khẩu, mà không tốn kém chi phí và nhân lực như phương thức tìm kiếm khách hàng truyền thống.

Theo Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, hàng hóa của các doanh nghiệp đã có mặt ở các sàn thương mại điện tử lớn trên thế giới như Amazon. JD.com, Alibaba, Shopee Global… với các mặt hàng chủ yếu là nông sản thành phẩm, thủ công mỹ nghệ, nội thất, gia dụng… Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận với các trang thương mại điện tử quốc tế không chỉ để đẩy mạnh xuất khẩu, mà các doanh nghiệp còn có cơ hội ký kết các hợp đồng lớn với các nhà phân phối lớn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước

Kết quả xuất khẩu qua thương mại điện tử đã góp phần quan trọng cho xuất khẩu hàng hóa thời gian qua. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 33,38 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 250,8 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2022 ước đạt 30,96 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất khi trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 8 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 94%.

Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 82,1 tỷ USD.

Với kết quả như vậy, cán cân thương mại hàng hóa tháng Tám ước tính xuất siêu 2,42 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD).

Nửa cuối năm 2022, dự báo nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cao theo chu kỳ xuất nhập khẩu hàng hóa và hiệu quả từ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP ngày càng được thực thi toàn diện và hiệu quả hơn. Dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc.

Trên cơ sở con số sơ bộ xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm, Bộ Công Thương nhận định, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm 2022 ước đạt khoảng 368 tỷ USD, tăng khoảng 9,46% so với năm 2021, vượt mục tiêu Chính phủ giao (khoảng 8%) và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương tại Quyết định số 60/BCT-KH ngày 18/1/2022 (8,1%) và nhập khẩu đạt khoảng 367 tỷ USD.

Về cán cân thương mại, dự kiến năm 2022 xuất siêu khoảng 1 tỷ USD, đạt mục tiêu kế hoạch.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh Covid-19, sự thay đổi trong chính sách thương mại của các nước, các đối tác lớn và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó kịp thời với các yếu tố bất lợi.

Bên cạnh đó, chú trọng công tác triển khai thực hiện các hiệp định thương mại tự do, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nắm được nội dung cam kết trong các FTA để vận dụng và phát huy có hiệu quả ưu đãi của hiệp định, tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế thách thức từ các hiệp định này.

Đối với công tác xúc tiến thương mại, ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu hàng nông sản; tổ chức các hoạt động kết nối cấp vùng miền nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản hàng hóa.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá