Thứ bảy 10/05/2025 21:05

Xuất khẩu hàng dệt may: Cần cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thông thoáng

Gia tăng giá trị xuất khẩu (XK) tại các thị trường mới là kỳ vọng lớn mà Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mang lại cho ngành dệt may. Tuy nhiên, để khai thác cơ hội này, doanh nghiệp (DN) cần một cơ chế tự chứng nhận xuất xứ thông thoáng hơn.

Cơ hội từ thị trường mới

Đến hết quý I/2019, ngành dệt may đã đạt 8,69 tỷ USD kim ngạch XK, tăng 11,31% so với cùng kỳ 2018. Trong đó, XK tới thị trường Mỹ đạt 3,42 tỷ USD, EU đạt 1,48 tỷ USD, Nhật Bản đạt 964 triệu USD. Nhìn chung kim ngạch XK của ngành vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số nhưng tốc độ chậm hơn so với cùng kỳ năm trước (14,89%). Dù vậy, điều này cũng chưa nói lên được xu hướng cả năm 2019 bởi theo chu kỳ, XK dệt may thường tăng trưởng mạnh nhất vào quý III hàng năm.

Nhiều doanh nghiệp ngành dệt may đã có đơn hàng đến hết quý III/2019

Về đơn hàng, cho tới thời điểm hiện tại, thị trường sợi đã khá hơn, không còn tình trạng vận hành lỗ hoặc tồn kho lớn mà đã dần hòa vốn và có lãi. Đa phần DN ngành sợi đã có đơn hàng hết quý II. Phân ngành may, nhiều DN cũng đã có đơn hàng đến hết quý III, thậm chí là hết năm 2019.

Với CPTPP, theo ông Cao Hữu Hiếu - Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) - dù đã có hiệu lực hơn 3 tháng nhưng chưa có tín hiệu XK tăng tại các thị trường trong khối. Hiệp định cần độ trễ nhất định để tác động rõ nét đến ngành. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy, trong các nước thuộc khối CPTPP, Canada và Australia là 2 thị trường lý tưởng mà dệt may Việt Nam có khả năng đẩy mạnh XK trong thời gian tới, do dung lượng nhập khẩu hàng dệt may của 2 thị trường này lớn.

Tạo cơ chế thông thoáng

Các nước trong khối CPTPP cho phép DN XK tự chứng nhận xuất xứ, điều này sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí nhưng cho đến nay, số lượng DN Việt Nam có thể tự chứng nhận xuất xứ chưa nhiều. Ông Cao Hữu Hiếu lý giải, về mặt thủ tục hành chính, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng XK của Việt Nam kém thông thoáng hơn so với các nhà sản xuất, XK khác trong khối. Hơn nữa, cam kết trong CPTPP cho phép Việt Nam duy trì hình thức cấp C/O truyền thống với thời gian tối đa là 12 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Chính vì vậy, tỷ lệ DN trong nước có thể tự chứng nhận xuất xứ chưa nhiều.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT triển khai nội luật hóa cam kết xuất xứ hàng hóa trong CPTPP. Theo đó, tương tự như các hiệp định thương mại tự do khác, cam kết về xuất xứ hàng hóa trong CPTPP gồm 2 phần quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ. Nhưng chưa có quy định riêng về cách áp dụng Bộ hàng hóa đối với dệt may; chưa nội luật hóa trường hợp xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất riêng cho dệt may. "Do vậy, để DN dệt may trong nước tận dụng tốt quy tắc tự chứng nhận xuất xứ, cần đưa ra quy chế thông thoáng, đơn giản hơn trong việc cấp C/O với hàng XK" - đại diện Vinatex nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan nên tổ chức tập huấn trọng điểm về vấn đề này, giúp DN nắm rõ thông tin, tránh làm sai và tự bảo vệ khi nước nhập khẩu tổ chức các đoàn kiểm tra bất chợt.

Với dung lượng 83 tỷ USD, CPTPP là thị trường hấp dẫn của ngành dệt may Việt Nam.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo