Thứ hai 23/12/2024 09:11

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ giảm mạnh trong tháng đầu năm 2023

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 14,04 triệu USD, giảm 35% so với tháng 12/2022, giảm 58% so với tháng 1/2022.

Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt 14,04 triệu USD, giảm 35% so với tháng 12/2022, giảm 58% so với tháng 1/2022.

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ giảm mạnh trong tháng đầu năm 2023

Tháng 1/2023, xuất khẩu các chủng loại gốm sứ mỹ nghệ đều giảm mạnh so với tháng 12/2022 và giảm mạnh so với tháng 01/2022. Cụ thể: Chậu gốm sứ vẫn là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất trong tháng 01/2023, chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của cả nước, đạt 9,96 triệu USD, giảm 37,2% so với tháng 12/2022 và giảm 59,7% so với tháng 01/2022.

Xuất khẩu gốm sứ trang trí trong tháng 1/2023 đạt 2,96 triệu USD, giảm 22,8% so với tháng 12/2022 và giảm 55,4% so với tháng 1/2022. Xuất khẩu gốm sứ gia dụng trong tháng 1/2023 đạt 955 nghìn USD, giảm 36,9% so với tháng 12/2022 và giảm 42,5% so với tháng 01/2022.

Về thị trường xuất khẩu, tháng 1/2023, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang EU đạt 4,76 triệu USD, giảm 39,7% so với tháng 12/2022 và giảm 58,5% so với tháng 1/2022.

Theo thống kê của Eurostat, nhập khẩu sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ (HS 6911, 6912, 6913, 6914) của EU từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 tăng mạnh, đạt 114,57 triệu EUR, tăng 46,1%; trong đó, Ai Len là thị trường mà mặt hàng này của Việt Nam có thị phần lớn nhất, khi chiếm 5,58% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Ai Len; tiếp đến là Đan Mạch (5,17%), Pháp (4,05%), Italia (3,7%)…

Đối với thị trường Mỹ, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang thị trường này trong tháng 1/2023 đạt 5,78 triệu USD, giảm 36,2% so với tháng 12/2022 và giảm 55,5% so với tháng 01/2022.

Theo thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ (HS 6911, 6912, 6913, 6914) của Mỹ tăng liên tục trong giai đoạn 2018 – 2022, với tốc độ bình quân đạt 6,8%/năm, kim ngạch năm 2022 đạt 2,65 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường cung cấp chủ yếu mặt hàng này cho Mỹ, khi chiếm tới 70% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ.

Hiện Việt Nam đứng thứ 2 trong số các thị trường cung cấp gốm sứ mỹ nghệ cho Mỹ, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2018 – 2022 đạt 12,1%/năm, cao hơn mức tăng trưởng 6,9%/năm của Trung Quốc.

Trong đó, gốm sứ trang trí và các loại tượng nhỏ (HS 6913) là chủng loại được Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam (chiếm gần 90% tổng kim ngạch nhập khẩu gốm sứ mỹ nghệ từ Việt Nam); và đây cũng là chủng loại gốm sứ mỹ nghệ mà Việt Nam có thị phần lớn nhất tại Mỹ, khi chiếm 13,1% tổng trị giá nhập khẩu chủng loại gốm sứ mỹ nghệ này của Mỹ trong năm 2022, đạt 97,11 triệu USD, tăng 14,5% so với năm 2021.

Kể từ quý IV/2022 đến nay lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như Mỹ, EU tăng cao, đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí tại những thị trường này. Do đó, trong thời gian tới, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản, doanh nghiệp cũng nên tập trung khai thác thị trường khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chilê…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Tin cùng chuyên mục

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024