Thứ ba 24/12/2024 00:59

Xu hướng mới của thị trường bán lẻ thời kì hậu Covid

Trở lại cuộc sống bình thường mới, ngành bán lẻ đang chứng kiến sự thay đổi trong thói quen mua sắm của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Nếu như giai đoạn dịch chứng kiến sự “bùng nổ” của kênh trực tuyến (online) thì hậu dịch, sự “thèm khát” được trải nghiệm mua sắm trực tiếp (offline) sau thời gian bị “đè nén” lại lên ngôi, tạo động lực tăng trưởng mới cho thị trường.

Tiêu dùng đa kênh – “đòn bẩy” thúc đẩy hồi phục thị trường bán lẻ

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), số người chọn hình thức mua sắm trực tuyến tăng nhanh trong nửa đầu năm 2021 do các hoạt động giãn cách và hạn chế tiếp xúc trong dịch.

Tuy nhiên, có một thực tế được giới chuyên gia và cả người tiêu dùng không thể phủ nhận, các kênh bán hàng trực tuyến dù có nhiều ưu thế nhưng vẫn không thể thay thế thói quen mua sắm trực tiếp của người tiêu dùng. Với những ưu thế nổi trội từ trải nghiệm sản phẩm “thực”, dịch vụ “thực” đến chủ động thời gian mua, nhận hàng, mua sắm truyền thống vẫn luôn được người tiêu dùng ưu tiên tiếp cận.

Người tiêu dùng vẫn ưu tiên trải nghiệm sản phẩm “thực”, dịch vụ “thực”

Thực tế cho thấy, khi dịch Covid-19 bùng phát ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6 vừa qua, các hệ thống bán lẻ cung ứng sản phẩm đáng tin cậy, tuân thủ các quy định phòng dịch như siêu thị, cửa hàng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của mọi người.

Sau giãn cách thì việc hàng loạt cửa hàng mua sắm, ăn uống đồng loạt mở cửa trở lại trở thành “hiện tượng” được chào đón và mong chờ nhất của người tiêu dùng. Điều này theo lí giải bởi “trải nghiệm thực tế” của người tiêu dùng đã bị kìm hãm, dồn nén trong thời gian dài mà trước đó, hình thức mua hàng online dù thuận tiện nhưng không thể thỏa mãn được nhu cầu và cảm giác trải nghiệm thực sự.

Theo đó, đến nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã và đang nhanh chóng thay đổi chiến lược kinh doanh. Theo một nghiên cứu của CBRE Việt Nam, đông đảo doanh nghiệp đang dần áp dụng song song hai hình thức phân phối: từ online sang offline và từ offline sang online nhằm tăng cường điểm chạm dành cho khách hàng và tăng tỉ lệ quyết định mua sắm.

Điểm tựa đáng tin từ trung tâm thương mại “all-in-one”

Từ những cuộc “mua sắm trả thù” thời kỳ hậu giãn cách, dễ nhận thấy xu hướng mua sắm mới mà người tiêu dùng đang “theo đuổi”. Các khách hàng thế hệ “bình thường mới” đang có xu hướng hạn chế di chuyển tới nhiều địa điểm công cộng, mà lựa chọn các điểm đến đáp ứng được đa dạng nhu cầu, tiện nghi và an toàn. Việc tích hợp tất cả các nhu cầu mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí tại một điểm đã giúp các trung tâm thương mại (TTTM) “all-in-one” giữ vững vị thế là điểm đến hàng đầu của khách hàng ở mọi thời điểm.

“Mua sắm trả thù” thời hậu giãn cách

Nghiên cứu của Deloitte cũng chỉ ra, ưu tiên hàng đầu của khách hàng Việt Nam đặt ra là trải nghiệm mua sắm khác biệt. Không chỉ chú trọng nhu cầu về sự thoải mái, tiện nghi, khách hàng còn mong đợi các trải nghiệm mang tính cá nhân hóa tại cửa hàng. Đó là yêu cầu chỉ những TTTM lớn mới có khả năng đáp ứng.

Ngoài cung cấp các dòng sản phẩm đa dạng từ mua sắm hàng thời trang, phụ kiện, đồ gia dụng, nhà bếp đến các dịch vụ nhà hàng ăn uống, café, hay khu vui chơi giải trí, rạp phim, thủy cung, sân băng... một số TTTM lớn tại Việt Nam còn tích hợp công nghệ thông minh, mang lại những trải nghiệm mua sắm tiện nghi, vượt trội hơn cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh tích cực hơn cho thị trường bán lẻ.

Đây là lý do hàng loạt thương hiệu quốc tế lớn như H&M, Uniqlo, Fila, Decathlon, Haidilao Hot Pot, The Bodyshop… vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các TTTM lớn như hệ thống Vincom tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số thành phố đô thị loại I ngay trong thời điểm thị trường vừa khởi động lại. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của nhiều thương hiệu quốc tế và nội địa khác để đón đầu xu hướng người tiêu dùng, nắm chắc lợi thế trong cuộc đua chiếm lĩnh thị trường.

Theo Deloitte, việc nhạy bén, nhanh chóng thích ứng và đón đầu xu hướng tiêu dùng, chú trọng nâng cao trải nghiệm khách hàng tại những điểm đến vàng như các TTTM lớn sẽ là chìa khóa phục hồi và phát triển hơn nữa cho doanh nghiệp nói riêng và thị trường bán lẻ nói chung trong thời gian tới.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Vingroup

Tin cùng chuyên mục

AJINOMOTO Việt Nam ra mắt sản phẩm mới - Bánh xếp kiểu Nhật Gyoza

Camera nhiệt AI - giải pháp mới trong phòng cháy chữa cháy

Cuộc chiến kinh doanh chuỗi cà phê: Thị trường dễ vào nhưng cũng dễ bật

Acecook Việt Nam mang phở đệ nhất hương vị lõi bò gầu giòn trứ danh thương hiệu Khôi Hói đến mọi nhà

ABB ra mắt sản phẩm mới cho người tiêu dùng Việt Nam

Xu hướng lựa chọn sản phẩm thiết bị vệ sinh âm tường thời hiện đại

Sẽ có mạng lưới đổi pin, người dùng “khỏi lo” sạc pin xe điện

Thêm lựa chọn sản phẩm giặt xả cho người tiêu dùng

LG ra mắt loạt TV mới với nhiều cải tiến công nghệ và thiết kế

Thương hiệu Chin-su chinh phục thực khách tại HCMC Export 2024

Phiên bản giới hạn XOR Ebony Carbon Shield - biểu tượng vị lai của giới xa xỉ

Thums Up Charged® chính thức ra mắt trên toàn quốc sau 10 tháng gia nhập thị trường Việt Nam

Sản phẩm mới của TOTO: Tiên phong kiến tạo “một chuẩn sống mới”

Khám phá thành phố di sản Tây An nổi tiếng cùng đường bay thẳng của Vietjet

Thế hệ điều hòa diệt khuẩn BSW của Shap

Đồng hồ thông minh giá trăm triệu của Vertu bất ngờ gây sốt thị trường Việt Nam

Growatt giới thiệu biến tần cho ứng dụng lưu trữ trong Thương mại & Công nghiệp

Vertu Watch cao cấp chính hãng lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

Infinix HOT 40 series ra mắt điện thoại chơi game ở phân khúc 4 triệu đồng

OREO hợp tác với Pokémon ra mắt bộ sưu tập bánh phiên bản đặc biệt