Chủ nhật 29/12/2024 23:05
10 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam:

Xóa những “điểm trắng” hàng Việt

Sau 10 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (CVĐ), một trong những thành công trong việc triển khai thực hiện của ngành Công Thương là đã xóa được những “điểm trắng” hàng Việt, đặc biệt ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn.

Không còn lạ lẫm với những phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi nhưng bà con xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn và xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn vẫn không giấu được sự háo hức khi đón những xe chở đầy hàng Việt về với địa phương trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua. Mỗi phiên chợ diễn ra trong 4 ngày với sự tham gia của 36 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, quy mô 72 gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân địa phương, bao gồm các mặt hàng: Quần áo comple; chăn ga trải giường, thảm, đệm; giày, dép da; đồ may mặc; đồ gia dụng; nước tẩy rửa các loại; giống cây trồng, hoa, cây cảnh; bếp tiết kiệm củi… là mặt hàng do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Theo Sở Công Thương Bắc Kạn, phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi luôn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con. Hàng hóa tiêu thụ tốt, doanh thu của nhiều doanh nghiệp lên đến vài trăm triệu đồng chỉ sau 4 ngày bán hàng.

Hàng Việt đã chiếm thị phần lớn ở vùng nông thôn, miền núi

Không chỉ ở Bắc Kạn, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi được Bộ Công Thương tổ chức thời gian qua đã trở nên quen thuộc với bà con khu vực miền núi. Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chia sẻ, công tác đưa hàng Việt về địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong thời gian qua được các địa phương rất quan tâm và đã trở thành một trong các nội dung trọng tâm hưởng ứng CVĐ. Hầu hết các đợt bán hàng đã thu hút được đông đảo người dân địa phương đến thăm quan, mua sắm; bước đầu đã tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm nội địa. Các phiên chợ mang đến nhiều mặt hàng phong phú, phù hợp với nhu cầu người dân, lại gắn với Chương trình bình ổn thị trường nên có giá cả rất hợp lý. Chưa kể, các phiên chợ thường được tổ chức ở những thời điểm nhu cầu hàng hóa Việt tăng cao như lễ, tết, trước năm học mới… nên càng thu hút lượng lớn người tiêu dùng đến thăm quan, mua sắm. Kể từ khi có CVĐ, số lượng các đợt bán hàng Việt về nông thôn cũng tăng lên cả về số lượng và quy mô tùy theo từng địa bàn, đồng thời cũng cho thấy sự chủ động, tích cực, sáng tạo của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tham gia như Hệ thống siêu thị Sài Gòn Co.op Mart, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty Kỹ nghệ súc sản (Vissan), Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam, Công ty cổ phần Intimex, Công ty TNHH Ba Huân, Sài Gòn Satra...

Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 10 năm qua, các Sở Công Thương tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức được gần 4.000 đợt bán hàng về nông thôn với hơn 100.000 lượt doanh nghiệp tham gia với hơn 78.000 gian hàng, thu hút hơn 5 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm và doanh thu mang lại là hơn 64,47 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới, các đợt bán hàng Việt không chỉ thu hút được người dân trên địa bàn tới tham quan, mua sắm mà còn thu hút được đông đảo dân cư của các nước láng giềng như Lào, Campuchia…

Bằng sự trợ sức của các chuyến hàng Việt về nông thôn, miền núi, đến nay, nhiều thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao đã chiếm thị phần lớn trong các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh, với tỷ lệ ở các kênh phân phối nông thôn lên đến 68%. Bà con đã ủng hộ hàng Việt Nam ngày càng nhiều hơn, quan tâm mua sắm các mặt hàng trong nước sản xuất, với sự tin tưởng hơn về mặt chất lượng và giá cả sản phẩm.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương: Thời gian tới, hoạt động đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi sẽ không chỉ tập trung vào các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn mà còn chú trọng xây dựng các Điểm bán hàng Việt Nam ở khu vực này để đưa hàng Việt đến bà con một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Phương Lan
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tăng cường thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3