Ngành công thương Hà Nội: hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn

Cùng với việc cấp biển nhận diện, công tác hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn cũng được ngành công thương Hà Nội đẩy mạnh thời gian qua.
Hà Nội: Quận Bắc Từ Liêm tập huấn quản lý kinh doanh trái cây an toàn Hà Nội thí điểm quản lý cửa hàng trái cây: Nâng cao nhận thức người dân về trái cây an toàn

Tăng cường hoạt động kết nối giao thương

Theo báo cáo của Sở Công Thương, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện có 1.446 cửa hàng kinh doanh trái cây. Triển khai Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020-2025” (gọi tắt là Đề án), đến thời điểm này, đã có 84,4% cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố đã được cấp đăng ký kinh doanh; 96% cửa hàng đã thực hiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm; 84,9% cửa hàng có trang thiết bị bảo quản trái cây; 75,2% cửa hàng có trang thiết bị giám sát chất lượng trái cây; 88% cửa hàng có quầy, kệ trưng bày trái cây;…

Ngành Công Thương Hà Nội: Hỗ trợ xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng trái cây an toàn
Hà Nội phấn đấu cấp biển nhận diện trái cây an toàn cho toàn bộ cửa hàng kinh doanh trái cây. (Ảnh: Thanh Hiền)

UBND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các điều kiện, cấp biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn” cho 1.089 cửa hàng đáp ứng yêu cầu (đạt tỷ lệ 75,3% ); xây dựng, duy trì 191 tuyến phố văn minh không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè.

Cùng với đó, Sở Công Thương tiếp tục triển khai các hoạt động giao thương, kết nối, tiêu thụ thực phẩm, trái cây an toàn cung ứng cho hệ thống phân phối của Hà Nội. Theo đó, Sở Công Thương tổ chức Đoàn công tác khảo sát vùng sản xuất và hỗ trợ quảng bá, kết nối sản phẩm trái cây, nông sản tại tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh để giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm từ mật dừa, trái cây đặc sản vào hệ thống phân phối Hà Nội (chuỗi thực phẩm sạch Sói Biển, Biggreen…); Tổ chức Hội nghị kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tỉnh Lâm Đồng tại Thành phố Hà Nội; Hội nghị trực tuyến kết nối sản phẩm thành phố Cần Thơ tại thị trường Hà Nội,... góp phần giới thiệu, kết nối sản phẩm từ tơ tằm, OCOP Lâm Đồng, Cần Thơ vào hệ thống Winmart, Co.opmart, BigC, Biggreen…

Thường xuyên cung cấp thông tin, giới thiệu danh sách trên 2.200 sản phẩm OCOP Hà Nội và trên 4.000 sản phẩm trái cây, nông sản từ các tỉnh, thành phố đến các doanh nghiệp, siêu thị, Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP… để tổ chức kết nối, tiêu thụ, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị có sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô.

Tích cực thông tin các hoạt động giao thương, chương trình, sự kiện, hội chợ do các tỉnh, thành phố tổ chức (Hồ Chí Minh, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Nai, Cà Mau, Bạc Liêu…) đến các doanh nghiệp, đơn vị Hà Nội nghiên cứu, đăng ký tham gia theo nhu cầu. Phối hợp cung cấp thông tin sản phẩm trái cây, nông sản của các tỉnh, thành phố trên cả nước đến các hệ thống phân phối Hà Nội, góp phần đảm bảo cung - cầu hàng hóa trên địa bàn Thành phố.

Hoàn thành tổ chức các chương trình, sự kiện kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn trong đó có sản phẩm trái cây trên địa bàn Hà Nội, tiêu biểu như: Hội chợ nông sản thực phẩm an toàn TP. Hà Nội năm 2024 với quy mô 120 gian hàng của khoảng 70 đơn vị tham gia đến từ các tỉnh, thành phố, các quận, huyện thị xã của thành phố Hà Nội, với nhiều chủng loại sản phẩm trái cây, nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền, các sản phẩm OCOP của các địa phương; Lễ hội an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2024 với quy mô 100 gian hàng của 96 đơn vị tham gia trưng bày các sản phẩm an toàn phục vụ Tết Trung thu trong đó có trái cây; Hội chợ tiêu dùng xanh - Sản phẩm an toàn Hà Nội năm 2024 với 80 doanh nghiệp, đơn vị Hà Nội và 20 tỉnh, thành phố tham dự, trưng bày các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn; 05 Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối năm 2024,…

Bên cạnh đó, Sở Công Thương tích cực triển khai các hoạt động phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phối hợp với các sở, ngành, đơn vị đẩy mạnh hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu dùng qua các kênh thương mại điện tử; hỗ trợ phát triển hạ tầng, đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistics trên địa bàn Thành phố tạo thuận lợi trong hoạt động vận chuyển lưu thông hàng hóa.

Đánh giá công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án, ông Nguyễn Thế Hiệp – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – cho hay, 11 tháng đầu năm 2024 với sự quan tâm của các cấp, các ngành, qua đó góp phần từng bước kiểm soát chất lượng sản phẩm trái cây lưu thông trên thị trường phục vụ nhân dân Thủ đô.

Công tác tuyên truyền Đề án trái cây cũng được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, qua đó, cơ bản các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nắm bắt và có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, các quy định tại Đề án; người tiêu dùng đã có ý thức và quan tâm hơn đến việc lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm trái cây an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng kinh doanh trái cây tham gia Đề án được cấp biển nhận diện và các siêu thị, trung tâm thương mại.

Công tác thanh kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố được tăng cường, góp phần tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định về pháp luật trong kinh doanh trái cây an toàn. Hầu hết các sản phẩm trái cây khi lấy mẫu giám sát cho kết quả cơ bản đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu phân tích.

Phần mềm hệ thống quản lý thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc trái cây kinh doanh trên địa bàn Hà Nội tiếp tục duy trì và hoàn thiện, xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống tiếp tục thu được hiệu quả.

Sở Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển tổ chức chương trình tập huấn “Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm thành phố Hà Nội, công cụ chuyển đổi số trong thương mại điện tử, kết nối cung cầu, bảo vệ người tiêu dùng, và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Thủ đô trong hội nhập kinh tế” thu hút 300 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, HTX, chủ thể OCOP tham dự.

Thông qua chương trình đã phổ biến kiến thức, hỗ trợ người sản xuất, kinh doanh trong đó có sản phẩm trái cây đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng mã hình QR trong truy xuất trực tuyến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa...; hỗ trợ, kết nối các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp cận các sàn giao dịch thương mại điện tử.

“Công tác cấp biển nhận diện được UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm triển khai thực hiện, tại các quận và một số huyện đã hoàn thành 100% theo chỉ tiêu đề ra. Công tác triển khai xây dựng tuyến phố không kinh doanh trái cây dưới lòng đường, vỉa hè được triển khai nhân rộng tạo thói quen cho người kinh doanh thực hiện đúng quy định các của pháp luật trong kinh doanh, góp phần đảm bảo văn minh thương mại, an toàn thực phẩm”, ông Nguyễn Thế Hiệp cho biết.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án đạt mục tiêu đề ra trong năm 2025

Nhằm triển khai có hiệu quả Đề án trong năm 2025, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan hoàn tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Đề án năm 2025.

Theo đó, UBND Thành phố chỉ đạo các sở ngành đơn vị tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ATTP và các quy định của pháp luật và Thành phố về quản lý, kinh doanh trái cây.

Thứ hai, thường xuyên rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu các cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án; hướng dẫn, hỗ trợ các cửa hàng hoàn thiện các thủ tục, điều kiện đáp ứng yêu cầu theo quy định; thực hiện cấp biển nhận diện đối với các cửa hàng kinh doanh trái cây đáp ứng các yêu cầu tại Đề án.

Thứ ba, tăng cường công tác giám sát, cảnh báo nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm trái cây tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội. Đẩy mạnh thanh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây không thực hiện đúng các quy định nêu tại Đề án; kiên quyết giải tỏa các điểm kinh doanh trái cây tự phát lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng… không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thứ tư, duy trì thường xuyên công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/cam kết đảm bảoan toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trái cây; cấp biển nhận diện (logo) cho các cửa hàng kinh doanh trái cây đảm bảo điều kiện quy định tại Đề án.

Thứ 5, xây dựng và phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng, mô hình chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây an toàn. Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Với các giải pháp trọng tâm nêu trên và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành toàn Thành phố, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến hết tháng 12/2025, 100% cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án có đăng ký kinh doanh; 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm; 100% các cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của Đề án được cấp Biển nhận diện “cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn”, có biển hiệu và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện bảo quản trái cây bảo đảm chất lượng, lưu giữ trái cây tươi theo quy định khi đến tay người tiêu dùng.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

UBND TP. Hà Nội vừa quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố năm 2024.
Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

TP. Hạ Long đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho bầu cử trưởng thôn, khu phố nhiệm kỳ 2025-2027, đảm bảo cơ sở vật chất, tuyên truyền và đồng thuận trong nhân dân.
Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá

Trong tháng 11 và 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Vĩnh Long tiếp tục tăng trường khá.

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Vĩnh Phúc chủ động đón dòng vốn đầu tư chất lượng cao

Phát triển khu công nghiệp đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là yêu cầu mang tính cấp thiết và phải được đặt lên hàng đầu tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón

Hải Dương tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đón 'sóng' đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Nhờ chủ động trong việc mở rộng các quan hệ quốc tế, đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư, Hải Dương trở thành địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Quảng Ninh nỗ lực vượt khó, tạo đà bứt phá kinh tế

Dù đạt nhiều thành tựu, tỉnh Quảng Ninh vẫn nỗ lực tìm giải pháp khắc phục hạn chế để bứt phá với mục tiêu tăng trưởng 12% trong năm 2025.
Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Hải Dương: Chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Về hoạt động chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh Hải Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra sự chuyển biến đột phá.
Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Quảng Ninh tăng cường giao thương, kết nối với thị trường Trung Quốc

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang nắm bắt cơ hội để mở rộng hợp tác thương mại, kết nối giao thương với thị trường tỷ dân Trung Quốc, tạo ra những đột phá mới.
Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế biển Quảng Ninh

Với những thành công đã đạt được, Quảng Ninh đang trên đà trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hàng đầu Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Có gì tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024?

Hàng trăm sản phẩm nông sản, lâm sản, sản phẩm OCOP đặc trưng của các huyện miền núi sẽ hội tụ tại Hội chợ Thương mại và Du lịch miền Tây Thanh Hóa, năm 2024.
Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Bình Dương: Khởi công Cụm công nghiệp Tam Lập 2, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng

Cụm Công nghiệp Tam Lập 2 (Bình Dương) được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng dự kiến thu hút các ngành công nghiệp điện tử - viễn thông, chế biến thực phẩm, dệt may.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế, thương mại 11 tháng năm 2024 duy trì ổn định

Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu duy trì ổn định.
Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ đón TEU thứ 1 triệu thông qua cảng trong năm 2024.
Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Sáng nay (5/12), UBND thành phố Lai Châu tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Lai Châu năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 36/37 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính tăng gần 13%.
Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

‘Đầu tàu’ trong triển khai Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, ngành công thương Hà Nội góp sức, chung tay, kết nối, lan tỏa hàng Việt.
Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.
Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 11/2024, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tăng trưởng mạnh.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, kết nối di sản và sáng tạo, xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy du lịch, kinh tế bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp địa phương.
Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP của Quảng Ninh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động