Thứ hai 25/11/2024 19:12

Xác định lĩnh vực ưu tiên trong Chiến lược xuất khẩu

Trong khuôn khổ Dự án Chính sách thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam do Chính phủ Thụy Sỹ (SwissTrade) tài trợ, ngày 16/3, Bộ Công Thương phối hợp với Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) tổ chức Hội thảo “Tham vấn lấy ý kiến về ngành và lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia” theo hình thức trực tuyến.

Hội thảo đã thu thập ý kiến các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân về lựa chọn ngành và lĩnh vực ưu tiên trong Chiến lược xuất khẩu giai đoạn sắp tới. Sự kiện thu hút sự tham gia của đại diện các Hiệp hội, ngành hàng, các chuyên gia đến từ nhiều tổ chức trong nước và quốc tế cùng các bên liên quan khác.

Tại hội thảo, chuyên gia quốc tế của ITC đã trình bày đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam, phân tích tiềm năng xuất khẩu chưa được thực hiện cũng như đưa ra đề xuất về năm ngành (thực phẩm, dệt may, điện tử, nội thất và hàng hoá môi trường) và năm lĩnh vực (chuyển đổi kỹ thuật số, tạo thuận lợi thương mại, phát triển bền vững, chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng) mà Việt Nam nên ưu tiên tập trung phát triển trong giai đoạn tiếp theo xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia.

TS. Alberto Armugo Pacheco, nhóm xây dựng Chiến lược xuất khẩu quốc gia, ITC cho biết: “Trong giai đoạn đầu khi xây dựng chiến lược, chúng tôi đã tham vấn với Bộ Công Thương cùng một số Bộ, ngành và đại diện khu vực tư nhân để đưa ra đánh giá chân thực nhất về năng lực cạnh tranh của thương mại Việt Nam. Hiện chúng tôi tập trung vào xây dựng chiến lược riêng cho những ngành và lĩnh vực ưu tiên được lựa chọn”.

Theo đó, ba ngành xuất khẩu lớn nhất hiện nay là ngành thiết bị điện tử, dệt may và da giày - chiếm đến 60% tiềm năng xuất khẩu chưa khai thác, do đó có thể được coi là ngành trọng điểm. Ngành máy móc có chỉ số tiềm năng xuất khẩu tương đối sát với ba ngành này. Các ngành này cũng có thể tạo ra nhiều việc làm, mặc dù một số công việc có thể có nguy cơ bị thay thế do quá trình tự động hoá.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, ngành chế biến nông sản và ngành nội thất có chỉ số tiềm năng xuất khẩu tương đối thấp, nhưng có thể có những lợi thế khác. Vì vậy, cần tái định vị đáng kể những ngành này để tạo thêm giá trị trong thời gian tới. Cùng đó, ngành hàng hoá môi trường có liên quan đến nhiều ngành hàng truyền thống khác như điện tử và máy móc có thể có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.

“Nghiên cứu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đem đến góc nhìn khách quan với phương pháp luận riêng đã được ITC triển khai nghiên cứu thực hiện ở nhiều quốc gia. Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi hôm nay là cơ sở để ITC tiếp tục tổng hợp, hoàn thiện nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể hơn trong Báo cáo của ITC” - bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, đại diện Bộ Công Thương nhận định.

Đồng quan điểm, ông Trần Huy Hoàn, Ban Quản lý dự án, Bộ Công Thương cũng đánh giá đây là báo cáo công phu, nhiều thông tin bổ ích, nhiều nội dung kỹ thuật để tham khảo chính sách, đặc biệt là cho chiến lược xuất khẩu trong thời gian tới.

Bà Sibylle Bachmann, Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác Thuỵ Sĩ tại Việt Nam, đại diện nhà tài trợ SECO nhận định, mặc dù Việt Nam đã trở thành “nhà vô địch” về xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, nhưng vẫn còn những khoảng cách nhất định, thiếu định hướng chiến lược và hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp về xúc tiến xuất khẩu. Điều này khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, Dự án SwissTrade nhằm giải quyết những thách thức này, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thương mại toàn diện, bền vững và hiệu quả hơn tại Việt Nam.

Dự án SwissTrade do Bộ Công Thương là Cơ quan chủ quản với sự hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC). Đây là một dự án hàng đầu trong hợp tác phát triển kinh tế của Thụy Sĩ nằm trong Chương trình Hợp tác mới 2021-2024, do Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ (SECO) thực hiện.

Dự án tập trung vào việc thúc đẩy các điều kiện khung kinh tế theo định hướng thị trường, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, hỗ trợ Việt Nam nâng cao thành tích xuất khẩu và năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp một cách bền vững thông qua việc cải thiện các điều kiện khung thuận lợi cho phát triển xuất nhập khẩu, tăng cường cơ chế đối thoại công - tư và phát triển hệ sinh thái năng động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính