Thứ tư 06/11/2024 06:25

Vượt qua khó khăn, VEAM đạt 98% lợi nhuận cả năm 2024

Sáng 31/7 tại Hà Nội, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam-CTCP đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024.

Hội nghị với sự tham dự của ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Namcùng đại diện của một số Cục, vụ, văn phòng Đảng ủy của Bộ Công Thương.

6 tháng đầu năm 2024, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam-CTCP (VEAM) đã nỗ lực triển khai các giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn. Đặc biệt tại một số thị trường xuất khẩu của VEAM tình hình bất ổn về chính trị, đồng tiền mất giá… đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm của tổng công ty.

Ông Ngô Khải Hoàn phát biểu tại hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Ngô Khải Hoàn - Chủ tịch Hội đồng quản trị VEAM cho biết: Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn đó, một số chỉ tiêu 6 tháng đầu năm của VEAM đã sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Do vậy, hội nghị sẽ tập trung đánh giá những kết quả đạt được cũng như những vấn đề còn vướng mắc, qua đó các đơn vị trong tổng công ty sẽ cùng thảo luận để có giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2024.

Báo cáo tại hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm và phương hướng thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024, ông Nguyễn Hoàng Giang - VEAM cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2024, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của VEAM vẫn gặp nhiều khó khăn. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh chính của công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2023.

Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệpước đạt 1.569 tỷ đồng, giảm 10%, doanh thu ước đạt 2.067 tỷ đồng giảm 7%, lợi nhuận trước thuế ước đạt 5.569,3 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 94% kế hoạch năm. Đặc biệt, riêng công ty mẹ lợi nhuận sau thuế ước đạt 5.361,7 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch năm.

Nguyên nhân sụt giảm của một số chỉ tiêu trên được cho là do công ty mẹ xây dựng kế hoạch tăng khoảng 75% về giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu so với kế quả thực hiện năm 2023 với kỳ vọng sẽ đẩy mạnh được hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới tại VEAM Motor. Tuy nhiên 6 tháng đầu năm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VEAM Motor vẫn chưa khả quan.

Toàn cảnh hội nghị

Bên cạnh đó, công tác tiêu thụ xe tồn kho Changan, máy kéo ISEKI triển khai chậm do chưa có phương án tổng thể về tiêu thụ hàng tồn kho; tiến độ bán lẻ chậm do giá bán chưa cạnh tranh, hợp tác với đại lý bán hàng còn nhiều vướng mắc về hợp đồng đại lý.

Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác là do tình hình thay đổi nhân sự từ đầu năm 2024 dẫn đến hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ chưa được triển khai theo kế hoạch, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa.

Theo đại diện VEAM, thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty sẽ tập trung vào việc tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết hàng tồn kho, công nợ; tìm kiếm đối tác đưa ra các giải pháp phù hợp với các Chi nhánh và kinh doanh thương mại của văn phòng VEAM.

Điểm sáng trong bức tranh 6 tháng đầu năm

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quý I/2024, tuy nhiên với những nỗ lực trong quý II/2024 và tính chung 6 tháng đầu năm, Nhà máy đúc VEAM (VF) đã đạt kết quả tăng trưởng ở hầu hết các chỉ tiêu chính cũng như vượt trên 50% kế hoạch.

Đáng chú ý, VF đã tích cực triển khai phát triển sản phẩm mẫu cho các khách hàng TSURUMI, HYOSUNG, OKANETSU… để sớm đưa vào sản xuất hàng loạt trong thời gian tới.

Ngoài ra, nhóm 4 công ty con gồm: DISOCO, SVEAM, FUTU1 và FOMECO tiếp tục là những công ty có doanh thu lớn, đóng góp đến 82% doanh thu sản xuất công nghiệp của VEAM.

Cùng với đó, TAMAC và Viện công nghệ tiếp tục hoạt động duy trì có lãi sau nhiều năm liên tiếp không có hiệu quả trong khi Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo là đơn vị duy nhất còn bị lỗ, mặc dù đã giảm lỗ.

Liên quan đến hoạt động thương mại, tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của VEAM giảm 12% so với cùng kỳ 2023 và đạt 50% kế hoạch năm, trong đó chủ yếu giảm ở mảng máy nông nghiệp xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu phụ trợ chính, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, mặc dù sụt giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì được sự ổn định.

Một số thị trường xuất khẩu máy nông nghiệp như Myanmar, Malaysia, Indonesia, Philippines.. gặp nhiều khó khăn do đồnng tiền mất giá, sức mua giảm cũng như bất ổn về chính trị.

Ông Lê Việt Hùng chia sẻ kinh nghiệm của SVEAM trong đổi mới sản phẩm, vượt qua khó khăn

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lê Việt Hùng - Giám đốc Công ty SVEAM cho biết: Thị trường máy nông nghiệp trong nước hiện nay chiếm đến 60% là sản phẩm Trung Quốc, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt nhất là khi một số thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty đang gặp khó khăn do bất ổn về chính trị, đồng tiền mất giá… Do vậy, công ty đã tăng cường thúc đẩy thị trường trong nước, đổi mới sản phẩm, kiểm soát chất lượng, đẩy mạnh hợp tác nội bộ, qua đó giúp tiết giảm chi phí sản xuất 5-8%…

Theo ông Lê Việt Hùng, hiện sản phẩm động cơ diesel ngày càng sụt giảm, đây là xu thế chung, do vậy bên cạnh làm tốt dịch vu bán hàng, sản phẩm chất lượng tốt thì công tác đổi mới sản phẩm được công ty chú trọng.

SVEAM đang phát triển động cơ điện, chúng tôi đã làm việc với nhiều đối tác, hy vọng cuối năm 2024 sẽ chính thức ra mắt sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm động cơ diesel mới S365. Hiện SVEAM đã sản xuất 100 sản phẩm đưa ra thị trường và nhận được tín hiệu tích cực, chúng tôi dự kiến sẽ sản xuất thêm 100 sản phẩm nữa từ nay đến cuối năm 2024”- ông Lê Việt Hùng cho hay.

Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo một số công ty thành viên của VEAM đã chia sẻ kinh nghiệm, những giải pháp của đơn vị đã triển khai thực hiện trong thời gian qua nhằm vượt qua khó khăn. Qua đó, các đơn vị mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ công ty mẹ cũng như các đơn vị trong VEAM trong triển khai hợp tác sản xuất nội bộ, giúp tạo việc làm ổn định và tiết giảm chi phí sản xuất, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, VEAM đặt mục tiêu hoàn thành kế hoạch đối với các chỉ tiêu quan trọng về sản xuất và doanh thu bán hàng, cùng với đó là công tác tiêu thụ xe tồn kho VEAM Motor, Changan cũng như máy kéo ISEKI cần có phương án, biện pháp tổng thể để giải quyết dứt điểm trong thời gian sớm.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Ngành chế biến, chế tạo đẩy mạnh tăng trưởng công nghiệp 10 tháng của Nam Định

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia chuyển đổi năng lượng xanh, giao thông xanh

PMI Việt Nam tăng trưởng trở lại, tạo lực đẩy cho sản xuất công nghiệp tăng tốc cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Tìm giải pháp thiết lập hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành nam châm vĩnh cửu, đất hiếm

Cần cơ chế đột phá phát triển ngành công nghiệp hoá dược

igus® mang đến giải pháp bền vững cho phòng sạch và tự động hóa tại triển lãm VIMF Bắc Ninh 2024

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Để lĩnh vực hóa chất trở thành ngành công nghiệp nền tảng

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất lạc quan về đích năm 2024 vượt 40% kế hoạch

Sắp diễn ra Triển lãm ngành gốm sứ và đá khu vực Đông Nam Á

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho công nghiệp chế tạo tự chủ sản xuất

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Ngành công nghiệp chế tạo thiết bị toàn bộ ghi dấu ấn trên nhiều công trình trọng điểm

Hoá chất là ngành công nghiệp nền tảng, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế