Thứ sáu 25/04/2025 04:16

Vụ việc 100 container điều xuất sang Italia: Nguy cơ vẫn còn

Thời gian gần đây, việc các công ty xuất khẩu hạt điều sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo đã và đang làm dấy lên những cái lo ngại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, nhất là khi xuất khẩu điều là một trong những ngành hàng xuất khẩu số một của Việt Nam ra thế giới.

Các container hạt điều chưa bị mất, nhưng nguy cơ vẫn còn

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, cho đến thời điểm này, những lô hàng hạt điều đưa sang Italia vẫn chưa bị mất, tức là chưa lọt vào tay của các đối tượng thứ ba. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp không kiểm soát được bộ chứng từ và người giữ bộ chứng từ đó hoàn toàn có thể đến làm việc với hãng tàu để nhận hàng và nguy cơ có thể bị mất hàng vẫn còn hiện hữu.

Doanh nghiệp Việt Nam hiện không mất một container hạt điều nào

Do đó, trong thời gian vừa qua, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, trong đó có Thương vụ Việt Nam tại Italia để làm việc với các cơ quan chức năng phía bạn nhằm giữ lại các lô hàng. Đồng thời kéo dài thời gian để xác minh các vận đơn, chứng từ đang nằm ở đâu và ai là người thực sự có quyền sở hữu đối với cả lô hàng.

Hiện nay, Thương vụ Việt Nam tại Italia đang tiếp tục làm việc với các hãng tàu, chính quyền cũng như các văn phòng luật sư để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt Nam được tốt nhất.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Công sứ - Thương vụ Việt Nam tại Italia chia sẻ cụ thể hơn, 5 doanh nghiệp Italia ký kết hợp đồng mua 100 container hạt điều tương đương 20 triệu USD với 6 doanh nghiệp hạt điều Việt Nam thông qua một công ty môi giới - chủ là Việt kiều ở Mỹ.

74 container đã được giao sang Italia. Trong số 74 container có 35 container hạt điều chúng ta mất quyền kiểm soát bộ chứng từ gốc, 39 container còn lại có bộ chứng từ gốc là cơ sở xem xét. Nếu container chưa tới cảng Italia thì có thể chở ngược lại Việt Nam, còn nếu đã tới Italia chúng ta có thể xử lý được.

Còn 35 container bị mất quyền kiểm soát ở tất cả các cơ quan: ở cảng, hải quan, cảnh sát kinh tế, luật sư, các cơ quan hữu quan… Do đó, Thương vụ đã làm việc với các bên nên đã giữ lại tất cả những container này và không giao cho bên nào.

Thông tin tiếp, ông Thanh cho biết tới thời điểm này nhóm lừa đảo không thể lấy được 1 container hạt điều nào của Việt Nam, đồng nghĩa với doanh nghiệp Việt Nam không mất một container hạt điều nào.

Ngoài ra, trong 74 container hạt điều này đến bây giờ chúng ta đã bán lại được cho các công ty ở Hà Lan, Đức, Italia khoảng 20 container gồm cả container có giấy tờ và chưa có giấy tờ.

Cần thận trọng trong giao dịch

Thông qua vụ việc này, nhiều ý kiến cho rằng phương thức thanh toán, giao nhận hạt điều xuất khẩu nói riêng và nhiều loại hàng hóa nông sản của chúng ta đang có kẽ hở, dễ bị lợi dụng để lừa đảo. Ông Trần Thanh Hải nhận định, trong hoạt động thương mại nói chung, việc trao đổi giữa người bán và người mua phụ thuộc vào nhiều yếu tố và việc quyết định sử dụng hình thức thanh toán cũng phụ thuộc quá trình trao đổi, đàm phán giữa hai bên.

Thực tế, mỗi hình thức thanh toán đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong quá trình đàm phán, người bán và người mua phải lựa chọn được hình thức thanh toán nào đó đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của hai bên, có thể là trả tiền đổi chứng từ hoặc mở L/C. Tuy nhiên, dù chọn phương thức nào thì cũng phải đưa được vai trò của ngân hàng để giúp khống chế bộ chứng từ.

Ngoài ra, để có thể giảm bớt khả năng bị nghi là lừa đảo, ông Trần Thanh Hải khuyến cáo, các doanh nghiệp cần có sự kiểm tra kỹ về phía đối tác, đặc biệt là những đối tác mới giao dịch lần đầu. Ở đây, các cơ quan thương vụ chính là những cánh tay nối dài của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiểm tra, xác minh đối tác. Đây là một yếu tố rất quan trọng.

“Ngoài ra, các doanh nghiệp khi đi ra thị trường quốc tế thì vấn đề về làm chủ giao dịch, làm chủ các hợp đồng là rất quan trọng. Các doanh nghiệp nên dành quyền chủ động ký kết hợp, chủ động soạn thảo hợp đồng. Bên cạnh đó, vai trò của các cơ quan tư vấn và của các hoạt động giám định bảo hiểm cũng rất quan trọng, vì khi tranh chấp chưa xảy ra thì ta chưa nhìn thấy vai trò, còn khi tranh chấp đã xảy ra rồi thì công tác bảo hiểm và giám định cũng sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có những hội thảo nghiệp vụ sâu hơn, liên tục tới doanh nghiệp về những vấn đề tương tự bởi hiện nay doanh nghiệp vẫn còn lơ là về vấn đề này. Trong giao dịch quốc tế, lừa đảo là một trong những yếu tố không thể tránh khỏi nên cần thận trọng hơn với tất cả các doanh nghiệp, bạn hàng và đối tác...

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA